Thứ Sáu, 27/07/2012 06:52

Vì sao doanh nghiệp xăng dầu sợ giải thích?

Đã gần một tuần trôi qua, sau khi giá xăng trong nước tăng thêm 400 đồng/lít nhưng đến nay các doanh nghiệp (DN) vẫn chưa thống nhất được việc minh bạch giá cơ sở với người tiêu dùng như thế nào.

Dường như họ vẫn tiếp tục muốn “thoái thác” cho Bộ Tài chính.

Nhìn lại thời điểm khi giá xăng trong nước tăng, chỉ duy nhất Petrolimex có thông báo quyết định tăng giá trên website của mình nhưng cũng chỉ nói về mức tăng và không có một lời giải thích nào. Còn các DN khác như Saigon Petro, phải đến ngày hôm sau mới sửa bảng giá trên website của mình.

Có việc thoái thác này, một phần do khoảng 1 giờ đồng hồ trước khi tăng giá, họ đã có người làm thay “nhiệm vụ” của mình. Đó là thông báo của Bộ Tài chính nêu cụ thể giá xăng cơ sở đang thấp hơn giá hiện hành khoảng 390 đồng/lít. Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh các DN nên chủ động rà soát lại phương án giá, cách tính giá đã đăng ký để quy định giá bán xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá cơ sở.

Bình luận về điều này, một chuyên gia am hiểu thị trường xăng dầu nói: “Không có cơ chế nào lại nửa vời đến thế. Một khi Nhà nước đã giao trách nhiệm định giá cho DN thì Bộ không thể có kiểu “mở đường” để DN tăng giá như vậy. DN xăng dầu cần sòng phẳng hơn với người tiêu dùng bằng cách tự công khai giá cơ sở, lỗ, lãi và giải thích vì sao lại tăng ở mức đó. Không nên thấy Bộ có văn bản công bố con số liền “núp” theo để áp dụng mà không quan tâm đến người tiêu dùng phản ứng như thế nào”.

Lý giải về việc không có lời giải thích, một DN thừa nhận thực tế, đôi khi DN nói người tiêu dùng ít tin nhưng Bộ ở trung gian giải thích thì người tiêu dùng sẽ tin hơn.

Rõ ràng đây không phải là lần đầu các DN thừa nhận việc ngại đưa ra lời giải thích. Tuy nhiên, việc thoái thác trách nhiệm cho Bộ Tài chính thì khó mà chấp nhận. Bởi chính DN là đối tượng đưa ra mức giá, thậm chí mỗi DN sẽ có chi phí và mức giá khác nhau. Vì vậy, phải khẳng định việc giải thích, công bố là nhiệm vụ của DN và Bộ không thể làm thay.

Tuy nhiên, về phía Bộ Tài chính, có lẽ cũng cần có cách hành xử rạch ròi để thấy rõ Bộ đang giám sát thay vì “mở đường” cho DN như vị chuyên gia trên nhận xét.

MAI PHƯƠNG

PHÁP LUẬT

Các tin tức khác

>   Gas lại bị làm giá (26/07/2012)

>   Thị trường dầu mỏ thế giới hiện nay và cuối năm 2012 (26/07/2012)

>   Dầu đảo chiều tăng trong chưa đầy 30 phút cuối (26/07/2012)

>   Gas tăng giá bán cho đại lý vì thiếu hàng (25/07/2012)

>   Ông Nguyễn Tiến Thỏa: “Không thể thích tăng giá xăng là được” (25/07/2012)

>   Dầu tăng lần đầu trong 3 phiên nhờ số liệu sản xuất Trung Quốc (25/07/2012)

>   Dầu lao dốc 4% xuống sát 88 USD/thùng do nỗi lo châu Âu (24/07/2012)

>   Lo ‘xổng’ giá xăng dầu khi thả về cho doanh nghiệp (23/07/2012)

>   Đà tăng giá dầu có thể chững lại do nỗi lo Tây Ban Nha (23/07/2012)

>   Nhiều nhãn hiệu gas hụt hàng (22/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật