Thứ Hai, 30/07/2012 10:53

Thấy gì từ việc ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu?

Xu hướng lãi suất giảm đang khiến các ngân hàng đẩy mạnh phát hành các công cụ nợ như trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi, mặc dù nhu cầu của NĐT vẫn khá yếu đối với kênh đầu tư này.

Đầu tháng bảy, hai NH Maritime Bank và BIDV cùng tiến hành chào bán các công cụ nợ tới NĐT. Theo bản công bố thông tin Maritime Bank gửi tới khách hàng, NH dự kiến bán 2.000 tỉ VND chứng chỉ tiền gửi (CDs) mệnh giá 1 tỉ VND. Lãi suất bao gồm cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi, kỳ hạn của chứng chỉ dự kiến là 2 năm.

BIDV dù đang chuẩn bị cho cuộc phát hành trái phiếu (TP) quốc tế, quy mô khả năng khoảng 10.000 tỉ, cũng vẫn tiến hành đồng thời chào bán gần 1.000 tỉ TP tiền VND cho NĐT trong nước. Lãi suất thả nổi và kỳ hạn là 2-3 năm.

Cùng thời gian này, Cty tài chính PVFC cũng đang rục rịch chào bán CDs. Cùng với kế hoạch chuyển lên mô hình ngân hàng, PVFC từ đầu năm nay đã đưa ra kế hoạch huy động 8.000 tỉ VND bằng công cụ nợ. Trong đó Cty tài chính này dự kiến huy động 5.000 tỉ VND CDs kỳ hạn 3-5 năm và 3.000 tỉ VND trái phiếu chuyển đổi.

TP cũng như CDs vẫn là những công cụ được các tổ chức lớn ưa chuộng khi muốn huy động vốn trung và dài hạn, do có kỳ hạn trên 2 năm và có thể chuyển nhượng được. Các cuộc phát hành của BIDV, Maritime Bank và PVFC diễn ra trong bối cảnh các tổ chức tín dụng hiện đang có nhu cầu lớn đối với loại vốn này, để chuẩn bị cho hoạt động tín dụng dự kiến sẽ tăng lên vào cuối năm nay khi nền kinh tế phục hồi.

Lãnh đạo của một NH quốc doanh lớn cho biết, hiện tại thị trường công cụ nợ thu nhập cố định sơ cấp đang cạnh tranh khá mạnh do nhiều NHTM cùng có nhu cầu phát hành. “Đối với một số NH, việc phát hành sẽ giúp họ cải thiện tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn và các tỉ lệ an toàn khác do NHNN ấn định” - vị lãnh đạo cho biết.

Thực ra, có một vài yếu tố tương đối thuận lợi cho việc phát hành trong thời điểm này. Cùng với việc lãi suất tiền gửi liên tiếp giảm, lãi suất của các công cụ nợ cũng đã tụt xuống – lãi suất của TP DN đã tụt từ mức 18-19% cùng kỳ năm ngoái xuống 12-13% trong thời điểm hiện tại.

Đối với các NHTM, việc NHNN gỡ bỏ trần lãi suất huy động vốn trung và dài hạn từ năm nay lại càng khuyến khích các tổ chức này tham gia thị trường TP DN, bởi khả năng cạnh tranh với TP của các DN khác đã được cải thiện.

Các tổ chức phát hành thường nhắm vào các NĐT là các Cty bảo hiểm, các NHTM có nguồn tiền nhàn rỗi cao do tín dụng tiếp tục tắc nghẽn, và các quỹ nước ngoài. Đặc biệt, các NĐT nước ngoài hiện có xu hướng chuyển ngoại tệ sang VND gửi tiết kiệm để hưởng lãi cao, trong khi đó quy định của VN buộc họ phải dùng CDs nếu muốn gửi tiết kiệm bằng tiền VND.

Ông Andy Ho, trưởng bộ phận đầu tư của VinaCapital cho biết, hiện nhu cầu mua CDs của NĐT nước ngoài và các cá nhân có tài sản lớn là có thật, và cho rằng có thể xu hướng giảm lãi suất đã khiến các NH đẩy mạnh huy động vốn qua TP và CDs.

Nhưng trên thực tế, việc phát hành không hề dễ dàng và nhu cầu đầu tư vào các công cụ này nhìn chung vẫn khá yếu. Cho dù lãi suất khá hấp dẫn so với việc gửi tiết kiệm thì NĐT vẫn tỏ ra e dè trước những rủi ro mà TP và CDs của các NHTM mang lại.

“Mặc dù lãi suất TP của các NH tương đối hấp dẫn ở mức chênh 150-250 điểm cơ bản so với lãi suất tiền gửi 12 tháng tiền đồng, tôi nghĩ NĐT vẫn cần phải cân bằng giữa lợi nhuận với rủi ro và tính thanh khoản” - ông Andy nhận xét

“Hiện tại, NĐT có thể lựa chọn trái phiếu chính phủ, mặc dù công cụ này cho lãi suất chỉ cao hơn lãi suất tiền gửi khoảng 90-120 điểm cơ bản (đối với trái phiếu kỳ hạn 5 năm), nhưng rủi ro có vẻ thấp hơn, đặc biệt giữa những thông tin hiện nay về cuộc tái cấu trúc ngân hàng” - ông nói.

Maritime Bank trong bản công bố thông tin gửi tới khách hàng đã phân tích rủi ro tín dụng “là rất trọng yếu nhưng lại luôn thường trực trong hoạt động ngân hàng”, và thừa nhận rằng loại rủi ro này “phát sinh chủ yếu từ thực trạng hiện nay của hệ thống NHTM Việt Nam là sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn; đồng thời tỉ lệ cho vay/huy động luôn ở mức cao”.

“Rủi ro thanh khoản khi đi kèm với sự biến động đột ngột của lãi suất trên thị trường sẽ trở thành rất nghiêm trọng và có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền trong hệ thống ngân hàng – tài chính” - bản công bố viết.

Phạm vi NĐT nhỏ và nguồn vốn của NĐT hạn chế cũng lại là một vấn đề lớn. Dan Svensson - Giám đốc quản lý danh mục của Dragon Capital, nhận xét rằng các NH trong ngắn hạn “ít có khả năng muốn mua TP DN” do những quy định kiểm soát của NHNN, trong khi các Cty bảo hiểm luôn hạn chế trong dung lượng vốn nhất định khi đầu tư vào các công cụ này.

“Tôi không thực sự nghĩ đây là thời điểm thuận lợi để phát hành TP trừ với các NH mạnh nhất” - ông Dan nhận xét. “Bên cạnh đó, nhiều nhà phát hành thích phát hành TP lãi suất thả nổi, nhưng không may là sự hạn chế của tính minh bạch và của chỉ số tham khảo khiến nhiều NĐT có thể e ngại” – ông Dan nói.

Quang Minh

lao động

Các tin tức khác

>   DLG thừa nhận chậm công bố thông tin chuyển đổi trái phiếu (23/07/2012)

>   MSN tăng vốn lên 6,873 tỷ đồng sau khi phát hành và chuyển đổi trái phiếu (20/07/2012)

>   Trái phiếu ế: Cạn tiền hay cạn niềm tin? (20/07/2012)

>   BIDV sắp phát hành trái phiếu quốc tế (17/07/2012)

>   QCG: Chuyển đổi 30% trái phiếu thành 5.5 triệu cổ phiếu (11/07/2012)

>   VIC: Niêm yết thành công thêm 115 triệu USD trái phiếu chuyển đổi tại Singapore (11/07/2012)

>   Vinacomin chỉ bán được 17% trong 3.000 tỉ đồng trái phiếu (06/07/2012)

>   CNT phát hành xong 40 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 18%/năm (05/07/2012)

>   TV4: Giá chuyển đổi trái phiếu giảm 1,600 đồng (04/07/2012)

>   SMA chuyển đổi thành công 806,000 trái phiếu thành cổ phiếu (03/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật