Thứ Hai, 30/07/2012 09:22

Lãnh đạo doanh nghiệp và cổ đông lớn: Khi cơm chẳng lành…

Ở một doanh nghiệp nọ, mâu thuẫn giữa Ban lãnh đạo Công ty và nhóm cổ đông lớn nước ngoài được thổi bùng khi Ban lãnh đạo doanh nghiệp loại Giám đốc tài chính và Kế toán trưởng khỏi bộ máy điều hành.

Vốn chẳng ưa gì nhau, lại đang nghi ngờ Ban lãnh đạo Công ty thiếu minh bạch trong công tác nhân sự và chế độ lương thưởng, cổ đông lớn càng có cớ khẳng định nghi ngờ của họ là đúng.

Họ tìm cách liên kết lại, đề cử ứng viên để bầu vào HĐQT, thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ quyền lợi của mình. Phía doanh nghiệp lại cho rằng, nhóm cổ đông lớn không thiện chí, không có chuyên môn về lĩnh vực Công ty đang thực hiện, muốn ăn xổi và có cách hành xử thiếu chuyên nghiệp, coi thường lãnh đạo doanh nghiệp. Mâu thuẫn âm ỉ giờ thành đám cháy to và chưa thấy cách gì dập tắt được.

Câu chuyện trên không hiếm và đang có nguy cơ xuất hiện ngày càng nhiều trên TTCK Việt Nam. Khi các chỉ số tăng điểm vùn vụt, cổ đông tổ chức vui với niềm vui của nhà đầu tư thắng lớn, doanh nghiệp cũng say men cổ phiếu tăng giá, nên cơm ngon, canh ngọt. Khi thị trường khó khăn, mọi câu chuyện, mọi vấn đề được đưa lên bàn cân. Lợi ích của một số cá nhân, trong đó, có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Hơn thế, với con mắt khắt khe của những nhà đầu tư coi lợi nhuận là số 1, đồng thời rành rẽ về tài chính, các quỹ đầu tư không thể làm ngơ, để ban điều hành các doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp nặng về quản trị công ty theo mô hình gia đình trị tiếp tục... một tay che trời.

Thế giới từng chứng kiến có những công ty suy kiệt vì bất đồng nội bộ, thậm chí có nơi, cơ quan quản lý còn đưa ra biện pháp mạnh tay là giải tán doanh nghiệp khi những bất đồng giữa các nhóm cổ đông lớn không thể giải quyết để tạo cơ hội cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường, làm lợi cho Nhà nước. Việt Nam không có điều luật nào nghiêm ngặt như vậy nhưng thật tiếc cho những công ty vốn kinh doanh tốt, không gục ngã bởi sự cạnh tranh trên thương thường mà tự suy yếu vì mâu thuẫn nội bộ.

Trong những trường hợp này, cổ đông nhỏ lẻ thiệt thòi vô kể. Giống như bất kể ngành nghề đầu tư nào khác, họ phải bỏ vốn ra cho doanh nghiệp, song họ không được chia cổ tức (do cổ đông lớn không thông qua), họ không được tiếp cận thông tin một cách chính thống và đầy đủ để phân tích được đâu là đúng, đâu là sai để có quyết định đúng với khoản đầu tư của mình.

Có cơ chế nào để giải quyết những trường hợp như vậy đang xảy ra tại Việt Nam? Một lãnh đạo cơ quan quản lý thị trường chứng khoán cho hay, tự các cổ đông phải thu xếp. Vậy trong trường hợp họ không tự thu xếp được thì sao? Câu hỏi này không có câu trả lời.

Có lẽ vì không có câu trả lời cho những trường hợp này, trong các nhóm cổ đông sẽ có một phía phải lùi trong ấm ức. Hợp tác chiến lược, nhìn về một hướng để đem lại sự vận hành tốt nhất cho doanh nghiệp khó có thể tiếp tục diễn ra. Con đường phía trước có lẽ sẽ là những cuộc chia tay không mấy vui vẻ, để lại nhiều điều tiếng cho các bên và đáng suy nghĩ hơn cả là những điều tiếng không mấy dễ chịu cho thị trường vốn Việt Nam, hiện đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với nhiều thị trường khu vực và thế giới.

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Tháng Tám – TTCK trước ngã ba đường (30/07/2012)

>   30/07: Bản tin đầu tuần (30/07/2012)

>   01/08: Bản tin 20 giờ qua (01/08/2012)

>   “Làn sóng thần đầu tư thứ 2 sẽ đến Việt Nam” (28/07/2012)

>   Tiêu chuẩn niêm yết mới, 175 doanh nghiệp “hụt hơi” (28/07/2012)

>   Chứng khoán, món ăn ngon nhưng đang dần bị… “chê” (28/07/2012)

>   GiayVietTri vi phạm công bố thông tin (27/07/2012)

>   PTC bị cảnh cáo trên toàn thị trường (27/07/2012)

>   Rút môi giới 3 CTCK và những câu hỏi (27/07/2012)

>   Nhà đầu tư ngoại trở lại với chứng khoán Việt Nam? (27/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật