Thứ Năm, 26/07/2012 10:51

Kiến nghị giảm lãi suất cho vay trung hạn xuống dưới 12%/năm

Sáng nay (26/7), tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị góp ý “Đề án tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp”. Đề án được Chính phủ giao cho Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo.

Mục tiêu của đề án này là đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn, giảm lượng hàng tồn kho, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh.

Trong dự thảo đề án do Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) Nguyễn Tiến Vỵ báo cáo tại Hội nghị, Bộ Công Thương đã có hàng loạt các kiến nghị về lãi suất vốn vay cho doanh nghiệp

Cụ thể, Bộ đề nghị Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, đẩy nhanh việc giảm lãi suất cho vay phù hợp với mức giảm chỉ số giá tiêu dùng.

“Ưu tiên tín dụng đối với doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động”, theo dự thảo của Đề án.

Theo Bộ Công Thương, hiện nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục đầu tư thiết bị để mở rộng sản xuất và thay thế thiết bị cũ, nguồn vốn dự kiến sử dụng một phần vốn vay ngân hàng. Nhưng đến nay, các ngân hàng mới chỉ điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn, riêng lãi suất vay trung hạn vẫn ở mức cao.

Do đó, Bộ Công Thương đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm lãi suất vay trung hạn, có thể xuống dưới 12%/năm.

Đề án cũng kiến nghị Chính phủ xem xét lại mức lãi suất cho vay đối với ngành cơ khí bởi lãi suất tín dụng đầu tư hiện nay là 11,4%/năm, không hấp dẫn các nhà đầu tư cơ khí.

“Đặc biệt đối với ngành cơ khí chế tạo thì với lãi suất này sẽ khó có dự án đầu tư nào có thể có hiệu quả”, kiến nghị của Bộ Công Thương có đoạn.

Ngoài ra, để phát triển công nghiệp hỗ trợ, bên cạnh những ưu đãi theo Thông tư số 14/2012/TT–NHNN, đại diện Bộ Công Thương đề nghị đối với doanh nghiệp này được vay vốn ưu đãi và linh hoạt trong việc xác định tài sản thế chấp khi vay vốn.

Trong nội dung của Dự thảo còn đề nghị Ngân hàng Nhà nước mở rộng đối tượng được vay ưu đãi cho tất cả các doanh nghiệp chứ không hạn chế như Thông tư số 14 để góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về vốn. Bởi có nhiều doanh nghiệp có đóng góp nhiều cho ngân sách của Nhà nước không thuộc đối tượng này và đang gặp khó khăn về vốn.

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho biết thêm, đối với sản xuất máy nông nghiệp, cần duy trì hoặc có giải pháp mạnh hơn (lấy từ gói hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn) hỗ trợ 100% lãi suất cho nông dân mua máy móc thiết bị sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản và vận tải nhỏ hoặc cho mua trả chậm.

Đề án cũng đề cập đến việc ưu tiên ngân sách giải ngân nhanh các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách và hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản để tiêu thụ vật liệu xây dựng, xi măng, sắt thép, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện,… đồng thời có chương trình kích cầu để giải phóng hàng tồn kho cho những sản phẩm đang tồn đọng lớn.

Quý Hiểu

tbktvn

Các tin tức khác

>   Giá vàng cao nhất trong 3 tuần, USD ngân hàng chững lại (26/07/2012)

>   Ngân hàng thương mại đang được 'nuông chiều' (26/07/2012)

>   Lãi suất 15%: Không phải là một đặc ân (26/07/2012)

>   Standard Chartered: Lãi suất sẽ giảm tiếp trong quý 3 (25/07/2012)

>   Chính sách tiền tệ đã hỗ trợ hiệu quả chính sách vĩ mô (25/07/2012)

>   Lãi suất qua đêm liên ngân hàng sụt giảm còn 2,5%/năm (25/07/2012)

>   Chưa siết chặt cho vay ngoại tệ (25/07/2012)

>   Nợ xấu: Bài học từ thời vỡ quỹ tín dụng (25/07/2012)

>   Góc khuyết lợi nhuận ngân hàng lớn (25/07/2012)

>   Ngân hàng gom vàng kiếm lời (25/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật