Chủ Nhật, 29/07/2012 22:28

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khó vay vốn Quỹ Bảo lãnh tín dụng

Để phát huy có hiệu quả hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tạo hành lang pháp lý để minh bạch hóa quá trình thực hiện.

Chính sách cho phép doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) vay vốn từ Quỹ Bảo lãnh tín dụng đã có từ gần chục năm nay nhưng cơ hội vay vốn của các DN này rất ít.

Mới có 1.950 lượt doanh nghiệp được vay

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (DIV) được Chính phủ giao nhiệm vụ bảo lãnh cho DNVVN vay vốn tại các ngân hàng thương mại (NHTM). Tuy nhiên, đến hết tháng 6-2012 mới có 1.950 lượt DN được NHTM chấp thuận cho vay, với hạn mức tín dụng được bảo lãnh là 15.316 tỉ đồng.

So với số lượng DN thời kỳ phát triển nhất năm 2010 là gần 500.000 thì con số 1.950 DN được chấp thuận vay vốn là con số quá nhỏ. Một trong những lý do khiến “kênh” huy động vốn này chưa thực sự hiệu quả là cả nước mới có 13 tỉnh lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNVVN.

Nguồn vốn góp của quỹ cũng eo hẹp vì tính chất của quỹ này là không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên không thu hút được vốn của các tổ chức tín dụng cũng như của DN. Mô hình hoạt động của quỹ cũng chưa rõ ràng. Về phía các DN, một số đơn vị vẫn không mặn mà với chính sách này vì nếu được bảo lãnh vay vốn lại mất thêm khoản phí 0,05% số tiền được bảo lãnh, cộng với lãi suất vay NHTM.

Cần gỡ vướng từ cơ chế

Qua một thời gian thực hiện Quỹ Bảo lãnh tín dụng đã nảy sinh những vấn đề bất cập cần tháo gỡ. Đó là một số khoản nợ DIV đã bảo lãnh nhưng không có khả năng thu vì những nguyên nhân bất khả kháng như: thiệt hại do lũ lụt, do Nhà nước thay đổi chính sách, do DN mất tích… Các khoản này đã được DIV trả nợ thay nhưng chưa có cơ chế xử lý.

Hoạt động bảo lãnh vay vốn hiện nay chưa có cơ chế tín dụng cho phép xem xét để cho vay lại, tái cơ cấu lại khoản nợ… đối với khách hàng sau khi đã nhận nợ bắt buộc. Trong trường hợp nếu được tái cơ cấu khoản nợ này, DN sẽ giảm được lãi suất quá hạn, tiếp tục duy trì và phục hồi năng lực sản xuất kinh doanh...

Theo DIV, để tiếp tục duy trì và phát huy có hiệu quả hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNVVN cần tạo hành lang pháp lý để minh bạch hóa quá trình thực hiện. Đồng thời có cơ chế để thúc đẩy phát triển các quỹ bảo lãnh tín dụng cả về quy mô, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu bảo lãnh các khoản vay ngắn hạn phục vụ sản xuất, kinh doanh của DNVVN.

Đề xuất giải pháp mới

Ngân hàng Nhà nước đang đề xuất với Chính phủ các giải pháp mới nhằm thực hiện có hiệu quả hơn cơ chế bảo lãnh tín dụng đối với DNVVN để các DN này có thể vay được vốn ngân hàng một cách thuận lợi hơn.

Ngân hàng Nhà nước cũng đang dự thảo thông tư hướng dẫn các NHTM phối hợp với DIV triển khai thực hiện cơ chế bảo lãnh cho DNVVN vay vốn.

Theo đó, DIV sẽ bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ khoản vay của DNVVN thuộc đối tượng được bảo lãnh vay vốn tại NHTM với mức cho vay tối đa bằng 85% tổng mức vốn đầu tư của dự án.

Hà Linh

người lao động

Các tin tức khác

>   Ngân hàng còn xa doanh nghiệp (29/07/2012)

>   Lãi suất vẫn cao (29/07/2012)

>   Thống đốc: Khống chế lạm phát thành công, lãi vay sẽ về 10%/năm (28/07/2012)

>   Tỷ giá USD đang rẽ hướng nào? (28/07/2012)

>   Hưởng lãi suất 15%, doanh nghiệp vẫn lo (28/07/2012)

>   NHNN: Sẽ kiểm soát chặt việc phân loại nợ xấu (28/07/2012)

>   Cơ chế trách nhiệm đang vận hành hiệu quả (27/07/2012)

>   NHNN cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm sử dụng thẻ tín dụng (27/07/2012)

>   Hạ lãi suất cho vay về 15%: Đâu là sự thật? (27/07/2012)

>   Giá vàng vượt 42 triệu đồng/lượng, USD tự do lên 20.900 đồng (27/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật