EU điều tra Chủ tịch ECB Mario Draghi
Cơ quan giám sát nội bộ của EU vừa phát động một cuộc điều tra đối với Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi sau khi nhận được đơn khiếu nại về vấn đề xung đột quyền lợi.
* Kinh tế toàn cầu: Tuần "nín thở" chờ Fed và ECB
* ECB và hai quỹ giải cứu châu Âu sắp tung biện pháp mạnh
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi
|
Tháng 6 vừa qua, Corporate Europe Observatory (CEO) – tổ chức theo dõi các hoạt động hành lang tại Liên minh châu Âu (EU) – đã tố cáo ông Draghi thiếu tính độc lập khi tham gia G30. Được biết, đây là một diễn đàn quốc tế bao gồm các nhà lãnh đạo tài chính của cả lĩnh vực công và tư.
Bà Gundi Gadesmann, người phát ngôn của thanh tra EU - Nikiforos Diamandouros - cho biết: “Chúng tôi đã nhận đơn khiếu nại và đã gửi thư đến ECB. Hiện chúng tôi đang đợi hồi âm”. Bà cho biết thêm thời hạn cuối cùng cho ECB là vào cuối tháng 10/2012.
Phát ngôn viên ECB cũng xác nhận ngân hàng này đã nhận được lá thư của thanh tra Nikiforos Diamandouros và cho biết sẽ trả lời trong khoảng thời gian quy định.
Tuy nhiên, bà bác bỏ các lời cáo buộc về việc xung đột lợi ích khi CEO cho rằng sự liên quan của Chủ tịch Draghi với G30 là đi ngược với chuẩn mực đạo đức của ECB. Tổ chức này cho biết: “Chủ tịch Draghi bị tố cáo duy trì mối quan hệ chặt chẽ với G30 và tham gia vào các cuộc họp kín”.
Theo CEO, G30 mang đặc điểm của một tổ chức vận động hành lang cho các ngân hàng tư nhân quốc tế lớn và Chủ tịch ECB không nên tham gia vào do mối lo ngại về tính độc lập của ngân hàng này”.
Đứng đầu là cựu Chủ tịch ECB, Jean-Claude Trichet, G30 bao gồm các quan chức tài chính có sức ảnh hưởng lớn như cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Paul Volcker, Thống đốc NHTW Canada Mark Carney và Thống đốc NHTW Anh (BoE) Mervyn King.
Hiện Chủ tịch Draghi đang đứng trước sức ép rất lớn về mặt thời gian và một tuần khá khó khăn khi các nhà làm chính sách ECB nhóm họp để thảo luận về những biện pháp ngăn chặn vòng xoáy leo thang của cuộc khủng hoảng nợ Eurozone vào ngày thứ Năm.
Tuần trước, ECB cam kết sẵn sàng làm mọi thứ có thể trong quyền hạn của mình để bảo vệ đồng EUR. Tuy nhiên, các giải pháp có thể đối mặt với sự phản kháng dữ dội từ NHTW Đức do mối lo ngại về sức ép lạm phát và việc các Chính phủ nới lỏng các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”.
Giới quan sát và các nhà làm chính sách cho rằng EU sẽ trình bày một kế hoạch về cách thức ngăn chặn khủng hoảng và bảo vệ Eurozone trước tháng 9 - thời điểm diễn ra một số dự kiện và công bố các quyết định quan trọng.
Phước Phạm (Vietstock)
FFN
|