Thứ Hai, 30/07/2012 13:19

4 hệ lụy kinh tế nghiêm trọng từ gói kích thích mới của Fed

Tuần trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke phát biểu trước các nhà lập pháp rằng Fed sẵn sàng hỗ trợ nền kinh tế nếu đà phục hồi tiếp tục vấp phải nhiều trở ngại.

* Kinh tế toàn cầu: Tuần "nín thở" chờ Fed và ECB

Cơ hội hành động tiếp theo của Fed sẽ đến vào ngày thứ Tư (01/08) khi diễn ra cuộc họp của FOMC
Cơ hội hành động tiếp theo của Fed sẽ đến vào ngày thứ Tư (01/08) khi diễn ra cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC)

Tuy nhiên, khó có thể xác định chính xác hiệu quả mà gói kích thích kinh tế mới mang lại. Hiện lãi suất đang ở các mức thấp kỷ lục nhưng tình hình tuyển dụng vẫn ảm đạm và chi tiêu tiêu dùng còn khá yếu. Trong khi đó, các biện pháp kích thích mới có thể gây ra 4 rủi ro nghiêm trọng sau:

1. Lạm phát leo thang

Theo những người chỉ trích Fed, mối đe dọa được nhắc đến nhiều nhất là xét cho cùng các chính sách của Fed sẽ khiến lạm phát gia tăng.

Hiện tại, phần lớn lượng tiền mà Fed bơm vào các ngân hàng vẫn còn “nằm im” và chưa đến được tay người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu kinh tế phục hồi nhanh hơn, số tiền này sẽ được đổ vào nền kinh tế rất nhanh và châm ngòi cho đà leo thang của lạm phát.

Chủ tịch Bernanke đã hạ thấp mức độ nghiêm trọng của nguy cơ này khi chỉ ra rằng hiện lạm phát vẫn còn thấp hơn mục tiêu 2%/năm của Fed. Trong khi đó, lương tăng không quá nhanh, nhu cầu vay vốn vẫn còn yếu và giá nhà còn duy trì gần các mức thấp nhất trong 9 năm.

Nhưng nếu kinh tế bắt đầu cải thiện, những người muốn thắt chặt chính sách để ngăn lạm phát vẫn còn lo sợ rằng Fed sẽ hành động quá chậm trễ để chặn đứng rủi ro này.

2. Lãi suất tăng vọt

Một mối lo ngại thường trực khác nữa là Fed sẽ không kịp thắt chặt chính sách một khi nền kinh tế bắt đầu tăng tốc. Nếu Fed theo sát đà leo thang của giá cả thì ngân hàng này sẽ nhanh chóng nâng lãi suất quỹ liên bang. Đây là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng lẫn nhau đối với các khoản vay qua đêm và là một công cụ quan trọng để Fed gây ảnh hưởng lên nền kinh tế.

Động thái này sẽ gây ra ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều loại lãi suất khác như lãi suất thế chấp, lãi suất đối với các khoản vay mua ô tô và lãi suất tiết kiệm.

Ông Dean Croushore, Trưởng khoa Kinh tế thuộc Đại học Richmond đồng thời là cựu chuyên gia kinh tế của Fed cho rằng: “Rủi ro lúc này là Fed có thể hành động quá nhanh chóng và nâng lãi suất quá mạnh nếu mọi người mở hầu bao trở lại và các ngân hàng bắt đầu cho vay. Fed càng bơm tiền vào nền kinh tế thì nguy cơ nâng lãi suất càng cao”.

Một biện pháp kiểm soát lạm phát khác mà Chủ tịch Ben Bernanke từng đề cập là nâng lãi suất đối với khoản dự trữ dư thừa của các ngân hàng tại Fed. Động thái này sẽ khuyến khích các ngân hàng tăng cường gửi tiền tại Fed thay vì cho vay, qua đó khiến tiền chảy vào nền kinh tế chậm hơn.

3. Thị trường trái phiếu đảo lộn

Một trong những biện pháp phổ biến mà các quan chức Fed đề cập là áp dụng đợt mua tài sản thứ 3 (QE3) với quy mô lớn. Chương trình này có thể được thực hiện dưới hình thức mua thêm trái phiếu kho bạc và chứng khoán thế chấp hoặc kết hợp cả hai.

Chính bản thân Fed cũng từng thừa nhận rằng việc mua trái phiếu kho bạc có thể dẫn đến một số rủi ro nhất định. Hiện Fed đang nắm giữ lượng trái phiếu kho bạc khổng lồ trị giá 1.7 ngàn tỷ USD, cao hơn cả mức 1.2 ngàn tỷ USD của Trung Quốc và 1.1 ngàn tỷ USD của Nhật Bản.

Nếu Fed tiếp tục mua thêm trái phiếu, các nhà kinh tế không biết làm cách nào để Fed có thể cắt giảm lượng trái phiếu nắm giữ. Nhiều khả năng bất ổn này có thể “xua đuổi” các chủ nợ lớn của Mỹ như Trung Quốc và Nhật Bản, nhận định của ông Jeffrey Bergstrand, giáo sư tài chính tại Đại học Notre Dame và cũng là cựu chuyên gia kinh tế của Fed. Nếu lãi suất tăng mạnh, những chủ nợ này có nguy cơ thua lỗ nặng đối với các khoản đầu tư của mình.

Ông Bergstrand cho rằng, Fed đang sở hữu một bảng cân đối kế toán khổng lồ và hoàn toàn không biết làm cách nào để cắt giảm tất cả số chứng khoán đang nắm giữ. Điều này sẽ khiến các chủ nợ của Mỹ bao gồm ngân hàng trung ương các nước và nhà đầu tư nước ngoài lo ngại. Ông nói: “Chúng ta không bao giờ biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc và Nhật Bản cho rằng ‘chúng tôi không muốn nắm giữ các tài sản của Mỹ’”.

4. Không đem lại hiệu quả nào

Nhiều người cho rằng với mức lãi suất gần 0% như hiện nay, bất kỳ hành động nào từ Fed cũng sẽ không còn tác dụng đối với nền kinh tế.

“Rủi ro lớn nhất là các biện pháp của Fed sẽ không phát huy tác dụng và thị trường kết luận rằng Fed đang đánh mất tầm ảnh hưởng của mình”, ý kiến của nhà kinh tế trưởng Eric Lascelles tại RBC Global Asset Management.

Bên cạnh việc mua thêm tài sản, Fed cũng vạch ra một vài biện pháp kích thích khác nhưng tất cả những biện pháp này cũng sẽ đem lại kết quả rất thấp. Chẳng hạn như Fed có thể tuyên bố rằng Fed sẽ giữ nguyên mức lãi suất gần 0% ít nhất đến năm 2015 từ dự định trước đó là đến cuối năm 2014.

Tuy nhiên, lời cam kết này khó có thể thuyết phục được các thị trường vì ủy ban chính sách sẽ tiến hành một số cuộc cải tổ trước thời điểm này. Do đó, mức độ tín nhiệm của Fed có nguy cơ giảm sút.

Một phương án khác bao gồm việc hạ mức lãi suất mà Fed phải trả cho các khoản dự trữ quá mức của các ngân hàng gửi tiền tại Fed. Hiện Fed đang trả cho các ngân hàng mức lãi suất 0.25% để nắm giữ lượng tiền mặt vượt quá của các ngân hàng này tại Fed. Việc hạ lãi suất như vậy có thể khiến các ngân hàng sử dụng lượng tiền mặt trên để đầu tư vào mục đích khác. Vì các ngân hàng đã có một lượng dự trữ rất lớn và vẫn chưa thể thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng nên chính sách của Fed khó có thể làm nên sự khác biệt lớn.

Theo nhận định của ông Bergstrand, “Dù Fed có làm gì lúc này thì tác động lên cả các mức lãi suất và nền kinh tế cũng sẽ rất nhỏ. Chúng ta đã tốn rất nhiều thời gian để bàn về các biện pháp nhưng thực sự các biện pháp đó không quan trọng trong thời điểm hiện tại”.

Cơ hội hành động tiếp theo của Fed sẽ đến vào ngày thứ Tư (01/08) khi diễn ra cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC).

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Kinh tế toàn cầu: Tuần "nín thở" chờ Fed và ECB (30/07/2012)

>   Nhà Trắng hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ (29/07/2012)

>   S&P hạ tín nhiệm bảy tổ chức tài chính của Canada (29/07/2012)

>   Hy Lạp, Tây Ban Nha gồng mình trước sức ép nợ công (29/07/2012)

>   Kinh tế Mỹ: Giảm tốc nhưng vẫn vượt kỳ vọng (27/07/2012)

>   Vốn đầu tư trực tiếp vào Indonesia tăng trong quý 1 (27/07/2012)

>   ECB và hai quỹ giải cứu châu Âu sắp tung biện pháp mạnh (27/07/2012)

>   Hạ giá tiền tệ, Trung Quốc muốn gì? (27/07/2012)

>   Suy thoái, nhà giàu châu Âu chẳng hề nghèo đi (27/07/2012)

>   Xếp hạng tín nhiệm của S&P bị ngờ vực (27/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật