Thứ Hai, 30/07/2012 09:19

Kinh tế toàn cầu: Tuần "nín thở" chờ Fed và ECB

Tuần này, nhà đầu tư sẽ tiếp nhận một loạt số liệu kinh tế cùng với khả năng hành động từ hai ngân hàng trung ương quan trọng nhất thế giới là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

* Chứng khoán toàn cầu và cuộc tháo chạy hơn 10 tỷ đô

* ECB và hai quỹ giải cứu châu Âu sắp tung biện pháp mạnh

Hầu như không có thông tin quan trọng nào được công bố vào ngày thứ Hai nhưng kể từ thứ Ba đến cuối tuần các sự kiện sẽ xuất hiện dồn dập.

Cụ thể tại Mỹ, một loạt số liệu sẽ được công bố trong ngày thứ Ba như thu nhập cá nhân, tâm lý tiêu dùng, chỉ số PMI khu vực Chicago, giá nhà ở theo khảo sát của S&P và Case-Shiller. Trong đó, số liệu giá nhà ở sẽ thu hút được nhiều sự chú ý vì kỳ vọng ngày càng lớn của thị trường hiện nay là giá nhà đang trong quá trình tạo đáy.

Bên cạnh đó là loạt số liệu PMI của rất nhiều nền kinh tế lớn trên toàn thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc và các quốc gia châu Âu.

Tại Mỹ, số liệu ISM sản xuất sẽ được công bố vào ngày thứ Tư cùng với báo cáo việc làm của Tổ chức xử lý số liệu tự động (ADP), chi tiêu xây dựng, doanh số bán ôtô. Nhưng quan trọng nhất vẫn là cuộc họp chính sách tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Giới quan sát cho rằng Fed sẽ không tiến hành một đợt nới lỏng định lượng (QE) mới nhưng có thể áp dụng các biện pháp nhẹ hơn cũng như đặt nền tảng cho việc nới lỏng tiền tệ trong thời gian tới.

Vào ngày thứ Năm, nhà đầu tư sẽ dõi theo quyết định từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE). Cuộc họp của ECB bất ngờ trở thành tâm điểm chú ý của toàn thế giới sau khi ngân hàng này cam kết áp dụng mọi biện pháp để ngăn chặn sự sụp đổ của Eurozone và hạ thấp chi phí vay mượn. Tương tự vào ngày Chủ Nhật, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Ý Mario Monti cũng cho biết sẽ làm mọi thứ để bảo vệ Eurozone.

Các nguồn tin cho hay ECB đang xem xét hàng loạt biện pháp và có thể áp dụng một vài biện pháp trong số đó tại cuộc họp ngày thứ Năm. Cũng có thông tin cho rằng Chủ tịch ECB, Mario Draghi, đang cân nhắc về việc hạ lãi suất và áp dụng chương trình thanh khoản mới cũng như kế hoạch cấp phép cho quỹ giải cứu khu vực hoạt động như một ngân hàng.

Cùng ngày, Mỹ sẽ công bố số liệu về số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp và số đơn đặt hàng nhà máy.

Một chỉ báo quan trọng dự kiến được công bố vào cuối tuần là bản báo cáo việc làm của Mỹ. Theo dự báo, nền kinh tế sẽ tạo ra 100,000 việc làm mới trong tháng 7, cao hơn so mức 80,000 trong tháng 6. Số liệu ISM dịch vụ cũng được công bố trong ngày cuối tuần.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Nhà Trắng hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ (29/07/2012)

>   S&P hạ tín nhiệm bảy tổ chức tài chính của Canada (29/07/2012)

>   Hy Lạp, Tây Ban Nha gồng mình trước sức ép nợ công (29/07/2012)

>   Kinh tế Mỹ: Giảm tốc nhưng vẫn vượt kỳ vọng (27/07/2012)

>   Vốn đầu tư trực tiếp vào Indonesia tăng trong quý 1 (27/07/2012)

>   ECB và hai quỹ giải cứu châu Âu sắp tung biện pháp mạnh (27/07/2012)

>   Hạ giá tiền tệ, Trung Quốc muốn gì? (27/07/2012)

>   Suy thoái, nhà giàu châu Âu chẳng hề nghèo đi (27/07/2012)

>   Xếp hạng tín nhiệm của S&P bị ngờ vực (27/07/2012)

>   Chứng khoán và đồng EUR tăng vọt trước cam kết của Chủ tịch ECB (26/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật