Thứ Tư, 04/07/2012 16:15

Doanh nghiệp lắp ráp ôtô: Lỗ hay lãi?

Thị trường ô tô ảm đạm suốt mấy tháng qua và chưa xuất hiện dấu hiệu hồi phục. Bản thân từng DN sản xuất, lắp ráp cũng như đại diện của họ là Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô VN (Vama) cũng đã không ít lần lên tiếng, đưa ra những đề xuất nhằm vực dậy thị trường.

Nhưng một câu hỏi được đặt ra là, dù thị trường ế ẩm, nhưng chưa thấy DN ôtô nào kêu lỗ ? Đây có thể được xem là một “sự lạ” tại VN và xem ra rất khó để tiếp cận được và nắm bắt được thực chất lỗ hay lãi của những DN này, nhất là các DN có vốn đầu tư nước ngoài hay các DN chuyên nhập khẩu.

Khuyến mại tưng bừng

Trong bối cảnh thị trường ảm đạm, sụt dốc không phanh (tính đến nay các DN ô tô đã giảm tới hơn 40% sản lượng bán hàng so với cùng kỳ 2011) thì những động thái của các DN ôtô chỉ xoay quanh những nội dung : Khuyến mãi liên tục ở tất cả các mẫu xe, hết đợt này đến đợt khác và đợt sau bao giờ chương trình cũng hấp dẫn hơn đợt trước; những chương trình hỗ trợ khách hàng như nộp hộ lệ phí trước bạ, lệ phí cấp biển số, hỗ trợ khách hàng vay tiền mua xe, tăng cường bảo hành, bảo dưỡng; giảm giá gây sốc, liên tục ở tất cả các dòng xe, mẫu xe với mức giảm từ vài triệu lên đến hàng trăm triệu đồng (tuỳ loại); liên tục tung ra những sản phẩm mới với mức giá thấp hơn nhiều so với mức dự đoán khi thị trường sôi động.

Tất cả những chương trình trên đều được các DN áp dụng, nhưng lạ một điều là thị trường vẫn không nhúc nhích, thậm chí vẫn tiếp tục đi xuống. Nguyên nhân ?

Như chúng tôi đã phản ánh nhiều thì nguyên nhân chính, theo Vama là do các loại thuế, phí và lệ phí quá cao, không ổn định, gây tâm lý lo ngại đối với chính nhà sản xuất, lắp ráp lẫn người tiêu dùng. Từ đó, Vama, sau khi đã nêu bật hàng loạt những đóng góp, những lợi ích trong hoạt động của các DN ôtô, của ngành công nghiệp ôtô, của thị trường ôtô, đã đề xuất hàng loạt những kiến nghị nhằm cứu DN, cứu thị trường.

Cái nhìn thấy và cái không nhìn thấy

Tại một cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo của Vama với phóng viên các báo, nhiều vấn đề được lãnh đạo Vama đề xuất như khó khăn vì không bán được hàng, tạm cho công nhân nghỉ việc, thất thu ngân sách lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp này. Đó là những cái nhìn thấy được - do Vama công bố. Tuy nhiên, vẫn có những điều mọi người muốn biết, muốn nhìn thấy, nhưng Vama không trả lời. Đó là khi hỏi về những khó khăn cụ thể như mỗi DN hiện nay hoạt động như thế nào, cắt giảm sản lượng cụ thể cũng như số lượng công nhân ra sao, trong thời gian bao lâu ? Tình hình lỗ lãi về tài chính thì lãnh đạo Vama cũng như từng DN đều không trả lời, dứt khoát không trả lời và xem đó như là một... bí mật kinh doanh. Tại sao những vấn đề liên quan đến lỗ lãi, những yếu tố quan trọng nhất thể hiện sự khó khăn của từng DN, của ngành lại không được công bố ?

Câu hỏi này được đặt ra cũng xuất phát từ việc các DN ôtô thời gian qua đã tổ chức hàng loạt các chương trình khuyến mãi, giảm giá, quảng bá, sản phẩm mới… với số tiền không hề nhỏ, thậm chí là rất lớn so với thời kỳ mà thị trường sôi động. Rõ ràng, các DN ôtô đang rơi vào tình trạng: chi phí tăng lên rất nhiều, sản phẩm giảm giá mạnh, sản lượng bán hàng thấp, sụt giảm. Vậy, liệu họ đã lỗ hay chưa ? Và nếu lỗ thì tại sao lại không công bố để thể hiện một cách quyết liệt hơn những khó khăn mà mình đang gặp phải ? Cũng đã có những câu hỏi đưa ra với hàng loạt lãnh đạo các DN về việc tổ chức các chương trình khuyến mãi rầm rộ, các chương trình giảm giá mạnh như vậy thì giá bán có lỗ so với giá thành hay không ? Vẫn là những cái lắc đầu không trả lời được. Và thêm một điều được đặt ra là giá giảm như vậy mà chưa lỗ thì có nên chờ để giảm tiếp hay không ? Có lẽ giá ôtô sẽ còn tiếp tục giảm khi các DN sản xuất, lắp ráp chưa công bố lỗ. Bản thân khách hàng trong bao nhiêu năm qua luôn phải mua xe với giá rất cao và các DN thì luôn khẳng định giá cao là do các loại thuế, phí và lệ phí. Vậy còn phía DN thì sao ? Giá bán xe cao ngoài vấn đề đó ra thì có phải do DN hay không? Đó là điều mà các nhà quản lý cần sớm làm rõ, tránh thiệt hại cho người tiêu dùng.

Linh Nguyên

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   ‘Xi măng tồn kho nằm trong giới hạn cho phép’ (04/07/2012)

>   Doanh nghiệp bình ổn thị trường gặp khó (04/07/2012)

>   EVN lại phải đổ dầu phát điện (04/07/2012)

>   Cước taxi giảm 200-500 đồng/km (04/07/2012)

>   Doanh nghiệp xăng dầu trần tình chuyện 'lười' giảm giá (04/07/2012)

>   Xăng giảm để điện tăng? (04/07/2012)

>   EVN chuẩn bị giải thể năm công ty cổ phần thủy điện (03/07/2012)

>   Phân vân việc lập bộ mới quản lý tập đoàn (03/07/2012)

>   EVN phải rút kinh nghiệm về việc tăng giá điện đột ngột (03/07/2012)

>   Sẽ hạn chế tối đa việc khởi công dự án mới có vốn từ ngân sách (03/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật