Thứ Hai, 18/06/2012 11:56

Thị trường kỳ vọng gì vào các NHTW trong tuần này?

Động thái của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới chính là sự kiện được quan tâm nhất trong tuần này. Hiếm khi các thị trường lại theo dõi sát sao những biện pháp chính sách nhằm giải quyết  tình trạng suy yếu của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng trầm trọng.

* Các NHTW sẵn sàng hành động nếu thị trường rối loạn vì Hy Lạp

* Đảng ủng hộ gói giải cứu Hy Lạp giành được nhiều phiếu bầu nhất và nỗ lực thành lập liên minh

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke sẽ tổ chức họp báo sau cuộc họp chính sách của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào ngày thứ Tư để giải thích về quyết định của Fed. Cuộc họp này phụ thuộc nhiều vào phản ứng của thị trường đối với kết quả bầu cử tại Hy Lạp và giới phân tích dự báo các ngân hàng trung ương sẽ phối hợp hành động nếu tâm lý thị trường xấu đi.

Mặt khác, Chủ tịch Bernanke có thể sử dụng cuộc họp báo để củng cố quan điểm hiện nay là Fed sẵn sàng nới lỏng chính sách tiền tệ nếu các điều kiện ngày càng tồi tệ.

Cuối tuần trước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Mervyn King cho biết BoE có thể tiếp tục nới lỏng định lượng (QE) nhằm thúc đẩy tăng trưởng nên các thị trường sẽ có cái nhìn thấu đáo hơn về Ủy ban Chính sách tiền tệ (MPC) của BoE thông qua biên bản cuộc họp về tỷ lệ phiếu bầu của các thành viên được công bố trong tuần này. Được biết, tại cuộc họp chính sách tháng 6, BoE giữ nguyên lãi suất ở mức 0.5% và quy mô 325 tỷ bảng Anh (tương đương 511 tỷ USD) của chương trình mua tài sản.

Hôm thứ Sáu, BoE công bố kế hoạch tiến hành một loạt các biện pháp thanh khoản khẩn cấp và thị trường kỳ vọng BoE sẽ dọn đường cho việc áp dụng QE tại cuộc họp chính sách vào tháng 7. Chuyên gia kinh tế Vicky Redwood thuộc Capital Economics cho rằng: “Nhận định của Thống đốc Mervyn King ủng hộ quan điểm của chúng tôi rằng QE sẽ sớm được áp dụng và xuất phát từ câu hỏi tại sao MPC không công bố tại cuộc họp tháng này. Điều đó cho thấy tỷ lệ phiếu bầu là khá sít sao và có vẻ như MPC sẽ quyết định mở rộng QE cuộc họp tháng 7 tới”.

Bên cạnh đó, số liệu lạm phát tháng 5 càng khiến MPC khó có thể phản đối các biện pháp nới lỏng chính sách. Dự kiến công bố vào ngày thứ Ba, lạm phát tháng 5 có thể duy trì mức tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái do giá xăng giảm. Kết quả dự báo này nằm trong phạm vi dao động 1% quanh mức mục tiêu 2% của BoE tháng thứ hai liên tiếp.

Ngoài ra, thị trường lao động Anh cũng có thể chưa cải thiện vì theo ước tính tỷ lệ thất nghiệp tháng 4 sẽ duy trì ở mức 8.2%. Điểm đáng khích lệ có lẽ là số người thất nghiệp sẽ giảm.

Cuộc khảo sát niềm tin tại Eurozone trong tuần này cũng có thể đem lại kết quả không mong muốn do những bất ổn chính trị Hy Lạp và cuộc khủng hoảng tài chính Tây Ban Nha. Theo dự báo, chỉ số niềm tin kinh tế Đức do Viện nghiên cứu kinh tế (ZEW) công bố có thể giảm từ mức 10.8 xuống mức 5 trong tháng 6 còn chỉ số các điều kiện hiện tại có thể giảm từ mức 44.1 xuống 38.

Trong khi đó, chỉ số quản lý sức mua (PMI) sản xuất và dịch vụ của Eurozone được dự báo sẽ tiếp tục cho thấy sự sa sút của hoạt động kinh tế. PMI sản xuất có thể giảm nhẹ từ mức 45.1 trong tháng 5 xuống mức 45 trong tháng 6 còn PMI dịch vụ có thể giảm từ 46.7 xuống 46.6. Mức dưới 50 cho thấy hoạt động kinh tế đang suy giảm.

Vào ngày thứ Sáu, kết quả cuộc khảo sát của Ifo về niềm tin kinh doanh tại Đức cũng có thể cho thấy niềm tin về các điều kiện hiện tại và các chỉ số thành phần tiếp tục sụt giảm. Cụ thể, chỉ số cơ bản có thể giảm từ mức 106.9 trong tháng 5 xuống 105.9 trong tháng 6.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Mỹ nổi lên thành nơi để các nhà đầu tư "tránh bão" (18/06/2012)

>   Kinh tế thế giới cần 70.000 tỷ USD để phục hồi (18/06/2012)

>   Chính phủ Indonesia vẫn duy trì chính sách trợ giá (18/06/2012)

>   Đông Nam Á chuẩn bị đón “bão nợ” châu Âu (18/06/2012)

>   Đảng ủng hộ gói giải cứu Hy Lạp giành được nhiều phiếu bầu nhất và nỗ lực thành lập liên minh (18/06/2012)

>   Trung Quốc hối thúc G20 duy trì phục hồi kinh tế (17/06/2012)

>   Cảnh báo Châu Âu về “kịch bản Lehman Brothers" (17/06/2012)

>   Pháp đang tìm kiếm gói cứu trợ 120 tỷ euro của EU (17/06/2012)

>   Indonesia lên kế hoạch ứng với phó khủng hoảng (17/06/2012)

>   Hiệu ứng Domino từ khủng hoảng ngân hàng Tây Ban Nha? (17/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật