Thứ Ba, 19/06/2012 17:58

Tây Ban Nha: Lợi suất trái phiếu ngắn hạn lên cao nhất từ 1997

Chi phí vay mượn ngắn hạn của Tây Ban Nha tăng vượt 5% và lên mức cao nhất kể từ năm 1997 tại cuộc đấu giá ngày thứ Ba do nhà đầu tư lo sợ nước này buộc phải cần đến gói cứu trợ quốc tế. Hôm qua, lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha cũng tăng vọt từ 6.9% lên kỷ lục 7.1%.

* Tây Ban Nha là tâm điểm khủng hoảng nợ Eurozone

* IMF kêu gọi Tây Ban Nha cần cải cách toàn diện

Trong lúc đang đứng trước nguy cơ bị các thị trường vốn “đóng cửa”, mức lãi suất mà Tây Ban Nha phải trả trong cuộc đấu giá tín phiếu kho bạc vào ngày thứ Ba tăng thêm khoảng 2% so với cuộc đấu giá cách đây một tháng.

Theo đó, Bộ Tài chính Tây Ban Nha bán 3.039 tỷ EUR (3.844 tỷ USD) tín phiếu kho bạc kỳ hạn 12 tháng và 18 tháng – các chứng khoán nợ không trả lãi suất cố định – với lực cầu đạt 8 tỷ EUR, cao hơn so với mục tiêu bán ra là 2-3 tỷ EUR.

Lợi suất bình quân đối với 2.4 tỷ EUR tín phiếu kỳ hạn 12 tháng là 5.074%, cao hơn gần gấp đôi so với mức 2.985% tại cuộc đấu giá hôm 14/05 và là mức cao nhất kể từ năm 1997, tức trước khi Eurozone ra đời. Trong khi đó, lợi suất bình quân đối với 639 triệu EUR tín phiếu kỳ hạn 18 tháng là 5.107%, cao hơn so với mức tại cuộc đấu giá tương tự vào tháng trước là 3.302% và là mức cao nhất từ tháng 11/2011.

Trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha cũng tăng vọt từ 6.9% lên kỷ lục 7.1%, mức được xem là quá cao đối với tình hình tài chính còn nhiều bất ổn của nước này trong trung hạn.

Được biết, chi phí vay mượn của Tây Ban Nha giảm mạnh sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bơm vào thị trường 1 ngàn tỷ EUR thông qua các hoạt động tái cấp vốn dài hạn với lãi suất thấp vào tháng 12/2011 và tháng 2/2012. Tuy nhiên, lợi suất đang tăng vọt trở lại và Tây Ban Nha hy vọng ECB sẽ tái áp dụng các biện pháp tương tự. Các quan chức liên tục cho rằng rằng ECB cần phải hành động nhằm ngăn chặn sự leo thang của cuộc khủng hoảng.

Tây Ban Nha sẽ đối mặt với phép thử lớn hơn của các thị trường tài chính vào ngày thứ Năm khi nước này đấu giá 3 tỷ EUR (tương đương 3.77 tỷ USD) trái phiếu đáo hạn vào ngày 30/04/2014, 30/04/2015 và 30/07/2017.

Nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone đã trở thành tâm điểm của cuộc khủng hoảng nợ khu vực khi rơi vào cuộc suy thoái thứ hai kể từ năm 2009 trong quý 1/2012 và buộc phải tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Hôm qua, Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha thông báo nợ xấu của hệ thống ngân hàng lên mức cao nhất trong 18 năm, thổi bùng mối lo lắng mới về nhu cầu vốn của hệ thống tài chính đang gặp nhiều khó khăn của nước này.

Tuần trước, Tây Ban Nha đã thỉnh cầu gói giải cứu trị giá 100 tỷ EUR (tương đương 125 tỷ USD) nhằm tái cấp vốn lĩnh vực ngân hàng. Chính phủ nước này hài lòng vì đã không yêu cầu gói giải cứu có quy mô đầy đủ cho nền kinh tế như của Ireland, Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng đà leo thang của chi phí vay mượn và triển vọng kinh tế ngày càng xấu có thể buộc nước này sớm yêu cầu gói giải cứu mới.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Fitch hạ triển vọng tín nhiệm Ấn Độ xuống tiêu cực (19/06/2012)

>   Tây Ban Nha là tâm điểm khủng hoảng nợ Eurozone (19/06/2012)

>   IMF: Châu Âu phải chú trọng đến tăng trưởng (19/06/2012)

>   Khủng hoảng ngân hàng tiết kiệm khiến Hàn Quốc chao đảo (19/06/2012)

>   "Các nước đang phát triển chuẩn bị đối phó khó khăn" (19/06/2012)

>   BRICS sẽ tăng cường đóng góp cho IMF (19/06/2012)

>   Ấn Độ bất ngờ giữ nguyên lãi suất cơ bản tháng 6/2012  (18/06/2012)

>   Kiều hối Philippines đạt hơn 7 tỷ USD trong 4 tháng (18/06/2012)

>   Rửa tiền thời toàn cầu hóa (P2): Bí mật chiêu thức (18/06/2012)

>   IMF kêu gọi Tây Ban Nha cần cải cách toàn diện (18/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật