IMF: Châu Âu phải chú trọng đến tăng trưởng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định hôm 18/06 rằng châu Âu cần phải gấp rút tiến hành cải cách nhằm khôi phục tăng trưởng kinh tế và cải thiện sức mạnh cạnh tranh. * BRICS sẽ tăng cường đóng góp cho IMF IMF đưa ra lời kêu gọi trên trong lúc các nhà lãnh đạo thế giới tham dự cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Mexico với nội dung quan trọng nhất trong chương trình nghị sự là khủng hoảng nợ châu Âu. Trong một báo cáo nghiên cứu, IMF cho rằng phục hồi tăng trưởng là rất cần thiết để châu Âu giải quyết những khó khăn hiện nay như niềm tin nghèo nàn, tăng trưởng đi ngang, sự yếu kém về mặt tài chính và bản chất dễ tổn thương của hệ thống ngân hàng”. Theo IMF, các quốc gia châu Âu cần phải thực hiện các biện pháp cải cách phối hợp nhằm tái cân bằng nhu cầu và sức cạnh tranh trên khắp khu vực. Điều này đồng nghĩa với việc cho phép lạm phát và tiền lương tăng tại miền Bắc (bao gồm các nền kinh tế mạnh như Đức) và giảm lương tại miền Nam (bao gồm các quốc gia khó khăn như Ý). Ngoài ra, IMF còn kêu gọi tiến hành các cuộc cải cách hưu trí và ủng hộ một thị trường lao động linh hoạt hơn đồng thời cho rằng chính sách tiền tệ nên tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế. IMF cho biết trong báo cáo: “Đây không phải là lời khuyến nghị về việc kích thích tài khóa – củng cố tài khóa là không thể tránh khỏi – nhưng cần kết hợp các nỗ lực để xóa bỏ bớt các trở ngại”. Báo cáo phân tích của IMF được công bố trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều lời phàn nàn rằng các nhà lãnh đạo châu Âu đã bóp nghẹt đà phục hồi bằng cách tăng cường các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”. Đầu năm nay, các nhà lãnh đạo châu Âu đã ký kết một hiệp ước nhằm đẩy mạnh kỷ cương tài chính bằng cách yêu cầu các nước tuân thủ theo một mục tiêu ngân sách nhất định. Tuy nhiên, nhiều nền kinh tế khu vực đã rơi vào suy thoái vì các biện pháp khắc khổ - cắt giảm ngân sách và nâng thuế - đã tác động xấu đến tăng trưởng và châm ngòi cho sự tức giận của dân chúng. Các quốc gia như Hy Lạp và Tây Ban Nha đang phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp trên 20%, dẫn đến lo lằng về tình trạng bất ổn xã hội. Phước Phạm (Vietstock) FFN
|