Thứ Ba, 19/06/2012 22:16

Quản lý chất lượng xăng dầu: Khó...

Thời gian qua, công bố xăng kém chất lượng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy nổ đã thu hút sự quan tâm của xã hội. Điều này đang đặt ra vấn đề quản lý chất lượng xăng dầu ngay từ đầu nguồn đến các cửa hàng bán lẻ.

Tại tổng kho Nhà Bè của công ty Xăng dầu khu vực II, xe bồn được kiểm tra độ sạch trước khi nhận xăng, sau đó xăng sẽ được lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản và được cấp chứng chỉ đảm bảo chất lượng. Trước khi xuất kho, các nắp, van của xe bồn được niêm chì để đảm bảo chất lượng khi vận chuyển đến cửa hàng bán lẻ trực thuộc công ty. Tuy nhiên, sau khi xe bồn ra khỏi cửa kho thì hầu như vai trò kiểm soát của công ty không còn.

Ông Đinh Tấn Lợi, Trưởng phòng kỹ thuật công ty Xăng dầu khu vực II cho biết: “Đối với hệ thống đại lý có địa bàn rộng và số lượng lớn, chúng tôi cam kết với nhau trên hợp đồng kinh tế là chủ yếu. Vì vậy, quá trình này chúng tôi kiểm soát chưa được đầy đủ”.

Hiện, TPHCM có hơn 5000 cửa hàng bán xăng dầu, theo đại diện Sở Khoa học Công nghệ, để kiểm soát được hết chất lượng xăng ở các đại lý là rất khó, nhất là trong quá trình vận chuyển xe bồn từ kho đến cửa hàng bán lẻ.

Ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TPHCM khẳng định: “Từ khâu vận chuyển đến khi người ta bán là mất kiểm soát, không có ai kiểm soát quá trình đó mà cơ quan quản lý nhà nước nào kiểm tra hết được các xe. Chắc là phải ràng buộc thêm trách nhiệm của các đầu mối xăng dầu, tổng đại lý với các doanh nghiệp bán lẻ”.

Các nhà nghiên cứu xác định, chất được dùng để tạo ra xăng kém chất lượng là methanol. Xăng A92 sau khi pha chế thêm 5-10% tỷ lệ methanol, sẽ đạt chỉ số octan tương đương xăng A95, nhưng lại kéo theo nhiều nguy cơ. Chỉ trong vòng từ 7 đến 10 ngày sử dụng, loại xăng bị pha chế này có thể làm xơ cứng các loại dây dẫn, gây rò rỉ nhiên liệu, nếu tiếp xúc với nguồn nhiệt thì việc cháy nổ dễ dàng xảy ra.

Một điểm đáng nói là loại xăng có pha chế methanol khi đem phân tích thì lại vẫn cho kết quả đạt các tiêu chuẩn chất lượng. Theo ông Nguyễn Lê Ninh, chuyên gia về cơ khí động lực, nguyên nhân của hiện tượng này là do tiêu chuẩn về chất lượng xăng dầu của Việt Nam chưa có quy định về chất methanol. Trong khi đó, từ năm 1998, Tổ chức tiêu chuẩn nhiên liệu thế giới đã cấm pha chế chất này vào xăng.

Trước mắt, để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Sở Khoa học Công nghệ TPHCM vừa triển khai giải pháp thực nghiệm bán xăng kèm hóa đơn tại 10 cây xăng trên địa bàn. Và để loại trừ nguy cơ trực tiếp gây nên tình trạng gian lận trong kinh doanh xăng dầu, liên bộ Công thương và Khoa học Công nghệ cũng vừa chính thức đề xuất lên Chính phủ về việc cấm lưu hành xăng A83 trên toàn quốc.

Có nhiều giải pháp được đưa ra lúc này để ngăn chặn hành vi gian lận trong kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, điều mà người tiêu dùng đang mong chờ là tính thiết thực và hiệu quả mang lại từ các giải pháp trong thời gian sớm nhất, để họ không phải bỏ tiền ra để mua phải loại hàng hóa kém chất lượng.

 Hoa Trang

vtv

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp đầu mối xăng dầu vẫn đang lời cao (19/06/2012)

>   Dầu Brent xuống đáy 16 tháng, khí thiên nhiên vọt gần 7% (19/06/2012)

>   Nên để doanh nghiệp tự định giá xăng (18/06/2012)

>   Dầu nhích nhẹ và khép tuần gần mốc 84 USD/thùng (16/06/2012)

>   OPEC giữ nguyên sản lượng khai thác dầu (15/06/2012)

>   Venezuela chính thức là nước nhiều dầu nhất thế giới (15/06/2012)

>   Dầu lên sát 84 USD/thùng nhờ OPEC giữ nguyên sản lượng (15/06/2012)

>   Dự kiến tăng thuế nhập gas lên 5% (15/06/2012)

>   Sẽ tiếp tục hạ giá bán lẻ gas (14/06/2012)

>   Dầu xuống sát mức thấp nhất 8 tháng trước cuộc họp OPEC (14/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật