Thứ Bảy, 16/06/2012 07:30

Dầu nhích nhẹ và khép tuần gần mốc 84 USD/thùng

Kỳ vọng về gói kích thích toàn cầu đã đem lại cho giá dầu thô tương lai mức tăng nhẹ trong ngày thứ Sáu nhưng nhiên liệu này gần như không đổi trong tuần qua. Số liệu kinh tế ảm đạm của Mỹ và tâm lý chờ đợi kết quả cuộc bầu cử Hy Lạp vào cuối tuần này đã hạn chế đà tăng của giá dầu.

* Tăng bền vững 6 phiên liên tiếp, vàng nhận 2.3%/tuần

* Kỳ vọng kích thích đẩy chứng khoán Mỹ tăng tuần thứ hai liên tiếp

* Các NHTW sẵn sàng hành động nếu thị trường rối loạn vì Hy Lạp

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 7 trên sàn Nymex nhận 12 xu (0.1%) lên 84.03 USD/thùng. So với mức đóng cửa 84.10 USD/thùng cách đây một tuần, giá dầu giảm 7 xu. Còn so với mức cao nhất trong năm nay là 110.55 USD/thùng xác lập ngày 01/03, giá dầu còn thấp hơn tới 24%.

Giá dầu thô Brent giao tháng 7 trên sàn giao dịch London tăng 44 xu (0.5%) lên 97.61 USD/thùng.

Giá xăng giao tháng 7 tăng 2.5 xu (1%) lên 2.70 USD/gallon, cao hơn 0.6% so với tuần trước.

Giá dầu sưởi giao tháng 7 tăng 2 xu (tương ứng 0.7%) lên 2.65 USD/gallon, thấp hơn mức đóng cửa cuối tuần trước là 2.67 USD/gallon.

Tuy nhiên, giá khí thiên nhiên giao tháng 7 hạ 3 xu (1.1%) xuống 2.47 USD/MMBtu nhưng tính chung cả tuần, giá khí tăng vọt 7.4%.

Ngày thứ Năm, các quan chức G20 cho biết ngân hàng trung ương của một số nền kinh tế lớn sẵn sàng hành động để bình ổn các thị trường tài chính và ngăn chặn tình trạng thắt chặt tín dụng nếu kết quả cuộc bầu cử vào Chủ Nhật tới tại Hy Lạp khiến giao dịch trở nên rối loạn.

Theo Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ áp dụng chương trình cho vay khẩn cấp mới nhằm giải quyết tình trạng thanh khoản và các điều kiện thị trường tài chính thắt chặt xuất phát từ khủng hoảng nợ Eurozone.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cho rằng ECB sẽ tiếp tục cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng có khả năng trả nợ khi cần thiết.

Ngoài ra, sự rớt giá của đồng USD cũng và các số liệu kinh tế yếu kém của Mỹ cũng tác động tích cực đến các loại hàng hóa. Chỉ số đồng USD, thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền lớn khác, giảm từ 81.917 USD xuống 81.621 USD.

Các số liệu kinh tế ảm đạm tại Mỹ bao gồm chỉ số niềm tin tiêu dùng của Đại học Michigan và Thomson Reuters giảm xuống mức 74.1 trong tháng 6, mức thấp nhất từ tháng 12/2011. Theo Cục dự trữ bang New York, chỉ số hoạt động sản xuất bang New York cũng sụt mạnh từ 17.1 trong tháng 5 xuống 2.3 trong tháng 6, mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Ngoài ra, sản lượng công nghiệp tháng 5 giảm 0.1%, kém khả quan hơn dự báo không thay đổi của thị trường.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   OPEC giữ nguyên sản lượng khai thác dầu (15/06/2012)

>   Venezuela chính thức là nước nhiều dầu nhất thế giới (15/06/2012)

>   Dầu lên sát 84 USD/thùng nhờ OPEC giữ nguyên sản lượng (15/06/2012)

>   Dự kiến tăng thuế nhập gas lên 5% (15/06/2012)

>   Sẽ tiếp tục hạ giá bán lẻ gas (14/06/2012)

>   Dầu xuống sát mức thấp nhất 8 tháng trước cuộc họp OPEC (14/06/2012)

>   Giá gas cao bất thường vì được 'thả rông' (13/06/2012)

>   Dầu tăng lần đầu trong 4 phiên (13/06/2012)

>   Sửa ngay cơ chế điều chỉnh giá xăng dầu (12/06/2012)

>   Dầu chìm xuống đáy 8 tháng dưới 83 USD/thùng (12/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật