Nợ và thái độ của người dân Tôi cho rằng tình hình kinh tế TG ảnh hưởng đến vấn đề nợ của Việt Nam. Câu hỏi làm thế nào để xử lý nợ và giải quyết những hậu quả xã hội không mong muốn do nợ gây ra - đã trở thành câu hỏi trọng tâm trong năm 2012. LTS: GS David Pickus là GS Lịch sử và Chính trị tại Trường Đại học Bang Arizona, trường Đại học công lớn nhất Hoa Kỳ. Dưới đây là bài viết của tác giả dành riêng cho Diễn đàn kinh tế Việt Nam VEF.VN. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Tình hình kinh tế xã hội hiện tại của thế giới không chỉ phức tạp và khó khăn trong việc xử lý, nhưng đọc về những vấn đề khác nhau ở các quốc gia khác nhau khiến tôi thất vọng. Tôi không đổ lỗi cho độc giả về sự thờ ơ và quan tâm đến trận bóng đá thay vì chuyện kinh tế. Tuy nhiên, quan trọng là mặc dù những vấn đề hiện tại có thể khiến quá trình toàn cầu hóa kém năng động và kém thành công, chúng cũng không để đảo ngược quá trình toàn cầu hóa. Nói cách khác, thế giới đang trở nên "phẳng hơn" và có tính kết nối hơn bao giờ hết. Đây cũng là lý do tại sao những sự kiện xảy ra ở Hy Lạp và Tây Ban Nha xa xôi vẫn có một thông điệp trực tiếp nào đó dành cho Việt Nam, mặc dù nội dung thông điệp ấy vẫn còn cần bàn luận thêm. Tôi cho rằng tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam cụ thể ở đây là vấn đề nợ. Câu hỏi làm thế nào để xử lý nợ và giải quyết những hậu quả xã hội không mong muốn do nợ gây ra - đã trở thành câu hỏi trọng tâm trong năm 2012. Và tương lai của tất cả chúng ta phụ thuộc vào việc hiểu chính xác tình hình cơ bản hiện tại và có những kế hoạch hành động hiệu quả cho tất cả các quốc gia. Tôi cho rằng tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam cụ thể ở đây là vấn đề nợ. Vì sao nợ lại là vấn đề quan trọng? Tôi có thể trả lời câu hỏi này bằng thuật ngữ chuyên môn dài dằng dặc, nhưng nói thẳng ra, lý do mà nhiều người dân, nhiều chính phủ đang mang công mắc nợ mà không thể chi trả hoặc chỉ có thể trả nợ bằng cách từ bỏ những nhu cầu hằng ngày. Khi nợ nần trở thành việc cản trở chúng ta tiếp tục cuộc sống hằng ngày, nó trở thành vấn đề lớn, vấn đề toàn cầu. Bên cạnh đó, sự thật là nợ nần có hai mặt, và không phải là đúng đắn khi tách bạch hai mặt đó với nhau. Sẽ không có nợ nếu không có một số hình thức tín dụng ngân hàng. Thế giới đã mất thời gian dài để chấp nhận tín dụng là thứ có thể tìm kiếm và thoải mái cho đi. Các nhà quý tộc Châu Âu và Châu Á luôn vay tiền với lãi suất cao để dùng cho những mục đích của mình, tốt có, xấu có. Nhưng cũng đã phải mất đến hàng trăm năm để mọi người chấp nhận quan điểm, tín dụng đang thúc đẩy nền kinh tế tiến lên. Nợ cũng luôn được hiểu trong các khái niệm đạo đức, nghĩa là bạn đương nhiên phải trả những gì bạn nợ nhưng cũng phải mất nhiều năm người ta mới hiểu được rằng, việc trả cho ngân hàng và người cho vay là yếu tố cần thiết để nền kinh tế tồn tại. Thực tế, trước đây, một trong những lý do quan trọng mà ngân hàng từng viện vào để thuyết phục thiểu số vay tiền, đó là: không phải là xấu khi từ chối trả nợ cho ngân hàng nếu một ông vua cho rằng mình đang quá lún sâu vào nợ nần. Tôi đề cập đến những chi tiết lịch sử này vì chúng ta cần có cái nhìn đầu đủ về sự khác biệt xưa và nay. Trong thế kỷ 21, vay nợ trở thành một phần trong các kế hoạch. Các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ đi vay nợ mà họ cho là thứ không thể thiếu cho thành công liên tiếp của mình. Tuy nhiên, khi nợ trở thành vấn đề bình thường, người đi vay hầu như không biết đâu là "điểm thỏa mãn" về nợ. Vì lẽ đó, một số người biết khi nào nên dừng ăn khi họ đã lớn, dừng uống khi họ đã say, nhưng nhiều người lại không như thế, họ tiếp tục bước qua "điểm thỏa mãn" (vốn có lợi cho họ). Nhều người, nhiều chính phủ thậm chí không có "điểm thỏa mãn" khi đi vay nợ. Quan điểm phi kỹ thuật này có thể giải thích cho nhiều vấn đề kỹ thuật. Ví dụ, vào thời điểm hiện tại các, chính phủ các nước châu Âu mang nợ nhiều đến nỗi không ai có thể cho họ vay thêm ở mức lãi suất thông thường nữa. Thay vào đó, họ được mời mọc hàng loạt những biện pháp khẩn cấp khác mà họ cần đến nếu muốn ở lại Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, họ sẽ chỉ nhận được những khoản vay khẩn cấp nếu họ chịu trả nợ ở mức lãi suất cao và đảm bảo không vay chỗ nọ trả chỗ kia. Để làm được điều này, các quốc gia phải cắt giảm chi tiêu công. Rõ ràng là việc cắt giảm này sẽ gây ra những khó khăn ngắn hạn. Vấn đề gây tranh cãi ở đây là việc cắt giảm chi tiêu công này có lợi trong trung và dài hạn hay không. Tương tự, rõ ràng là sẽ rất khó khăn cho nền kinh tế thế giới nếu các ngân hàng lớn sụp đổ vì những khoản nợ xấu và sự mất niềm tin với hệ thống ngân hàng. Nhưng không ai chắc bao nhiêu tiền là đủ để cứu các ngân hàng lớn, vốn là nơi cấp tiền, và cũng không ai dám chắc kiểm soát các ngân hàng trước những khoản cho vay quốc tế ở mức nào là đủ. Nợ - câu chuyện của mọi người Những dòng tít mà chúng ta thấy hằng ngày trên báo chí bắt nguồn từ một sự thật rằng, người dân đang bắt phải có quyết định về chuyện nợ nần với những thông tin không đầy đủ rằng họ - quốc gia họ nợ ai, nợ bao nhiêu và hậu quả mà nợ nần có thể gây ra cho họ đến đâu. Thêm vào đó, nhiều người có vai trò trong việc này lại đang giữ cho thông tin không được đầy đủ. Những người mang nợ không muốn nói đến hậu quả của việc không trả được nợ còn những người cho vay nợ cũng không muốn nói hết về gánh nặng xã hội mà họ phải vượt qua nếu không đòi được những khoản đã cho vay. Vậy phải làm gì trong tình thế này? Tôi có thể nói rằng không ai có một phương án đầy đủ để giải quyết vấn đề nhưng tôi có ba ý tưởng như thế này: Thứ nhất, lịch sử đã chứng minh vấn đề này trong một thời gian dài và nếu khủng hoảng nợ không xảy ra trong năm 2012, nó cũng sẽ xảy ra trong 1-2 năm sau. Một khi tín dụng và nợ đã trở nên bình thường và là việc không thể thiếu, sẽ có xu hướng tự nhiên là giãn nợ trước khi nó đạt "điểm thỏa mãn". Nếu thế, việc cần là xem xét nợ bao nhiêu là đủ. Thứ hai, cuộc thảo luận về đặc tính chung của nợ có thể là một chủ đề cho các học giả lúc rảnh rỗi trong quán cafe, nhưng nếu mọi người đều không muốn thể hiện tư duy phê phán về chủ đề này, chúng ta có thể gặp phải nhiều vấn đề tệ hơn về sau. Đảm bảo tốt nhất là hiểu đầy đủ về vấn đề nợ và buộc mọi người có trách nhiệm với quyết định của họ. Cuối cùng, và cũng là dành cho Việt Nam. Năm 2012, nợ không thể thanh toán đã không còn là chuyện của riêng ai. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bạn, nó ảnh hưởng đến mọi người khác xung quanh. Việt Nam một lần nữa cảm thấy ảnh hưởng của những gì đang xảy ra ở những quốc gia xa xôi. Nợ nần giờ đây là chuyện của mọi người. David Pinkus (Bảo Linh dịch) Diễn đàn kinh tế Việt Nam
|