Thứ Năm, 14/06/2012 11:37

Người dân VN không thấy hiệu quả của giảm phát

Cho đến khi có thêm nhiều tiến triển rõ rệt, người dân Việt Nam vẫn sẽ còn nghi ngại về triển vọng nền kinh tế, BBC nhận định về kinh tế VN sau động thái cắt giảm lãi suất của chính phủ.

Mất 15 phút bà Trần Thị Bích Thủy mới quyết định sẽ mua gì ở chợ cho bữa tối. Bà Thủy thú thật đã có nghe thấy đài nói lạm phát đã giảm, nhưng thực sự bà hay bất kỳ người nội trợ nào khác đều không thấy giả cả giảm chút nào.

"Tôi đang suy nghĩ xem sẽ mua thịt hay cá cho món chính", bà Thủy nói, và cười về sự lưỡng lự của mình. "Mọi thứ đều đắt đỏ, nên cuối cùng tôi quyết định mua 1 cân thịt lợn với giá 105.000 đồng".

Theo số liệu của chính phủ, chỉ số giá tiêu dùng đang giảm cùng lạm phát. Tháng 5, CPI ở mức 8,3%, con số thấp nhất từ tháng 8/2010. Tuần trước, lạm phát giảm đã khiến cơ quan xếp hạng S&P điều chỉnh triển vọng cho Việt nam từ tiêu cực lên mức ổn định.

"Sự điều chỉnh này phản ánh đánh giá của chúng tôi về việc giảm nguy cơ đe dọa ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô của Việt Nam", S&P nêu rõ trong đánh giá. Nhưng chính sách nhằm giảm lạm phát cũng gây ảnh hưởng đến tăng trưởng.

GDP của Việt Nam chỉ tăng 4,1% trong 3 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức thấp nhất từ năm 2009.

Khi áp lực lạm phát giảm, chính phủ cũng bắt đầu có những biện pháp đưa nền kinh tế phát triển ở nhịp độ nhanh như trước đây. Tuần trước, NHNN đã cắt giảm lãi suất lần thứ tư trong năm nay.

Ông Nguyễn Văn Chương, 42 tuổi, chủ một doanh nghiệp thương mại cho biết, ông vẫn chưa cảm thấy những ảnh hưởng tích cực của những đợt cắt giảm lãi suất trước đây. Các doanh nghiệp như doanh nghiệp của ông vẫn thấy không thể vay tiền từ ngân hàng với lãi suất dưới 15%.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, bất kỳ chính sách nào cũng cần thời gian để đánh giá kết quả. "Các NHTM đã huy động tiết kiệm từ dân với lãi suất cao hơn và họ sẽ mất thời gian để giảm lãi suất cho vay để không lỗ quá nhiều. Các ngân hàng sẽ mất khoảng 2-3 tháng để nghe ngóng, tùy thuộc vào từng ngân hàng."

Ông Lê Đăng Doanh cũng cho biết, việc cắt giảm lãi suất cũng cho thấy NHNN đang "nỗ lực giảm chi phí vay nợ cho các doanh nghiệp vốn đã kiệt sức bởi mức lãi suất cao trên trời trong suốt 2 năm qua".

Trong 4 tháng đầu năm 2012, theo số liệu từ Bộ KH&ĐT, 18.000 doanh nghiệp đã giải thể, trở thành nạn nhân của khủng hoảng tín dụng do lạm phát. Con số thực tế có thể còn cao hơn.

Nhiều công ty vẫn đang quay cuồng với khoản nợ cũ, thiếu tài sản thế chấp và bị coi là đối tượng không thích hợp để các NHTM có thể cho vay an toàn.

"Các công cụ tài chính khác như bảo lãnh tín dụng, tái cấp vốn nợ là cần thiết để hỗ trợ các công ty hoạt động ", TS. Lê Đăng Doanh cho biết. "Nếu không, những bế tắc tín dụng vẫn còn ở đó."

Một đánh giá mới đây của HSBC nhận định: "'điều kiện hoạt động khó khăn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam", là một trong những yếu tố chính đằng sau sự chững lại trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong Quý I/2012.

HBSC cũng nêu rõ: ""Với môi trường thế giới đang mong manh, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam sẽ còn đối mặt nhiều thử thách", đồng thời cũng dự báo tốc độ tăng trưởng cả năm của Việt Nam sẽ chỉ ở mức 5,1%, không chênh lệch so với dự báo 5,2% do NHNN đưa ra. Được biết, đây là mức thấp nhất từ năm 1999. Trong khi đó, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu lạc quan 6% cho năm 2012.

Với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững trong khi giữ lạm phát ở mức vừa phải đươc xem như yếu tố sống còn nhằm ổn định xã hội. Tuy nhiên, dường như chỉ riêng mỗi việc giảm lãi suất sẽ không đủ để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và khởi động lại nền kinh tế. Cho đến khi có thêm nhiều tiến triển rõ rệt, người dân Việt Nam vẫn sẽ còn nghi ngại về triển vọng nền kinh tế.

Bảo Linh (Theo BBC)

Diễn đàn kinh tế Việt Nam

Các tin tức khác

>   Mừng mà lo (14/06/2012)

>   Bắt đầu tra xét các dự án bị Đan Mạch dừng ODA (13/06/2012)

>   Tránh hiện tượng xin - cho khi hỗ trợ doanh nghiệp (13/06/2012)

>   GDP cả năm 2012 có thể đạt 5,5 - 6% (13/06/2012)

>   Giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn (13/06/2012)

>   Hơn 50% vốn góp của doanh nghiệp FDI là từ nợ vay (13/06/2012)

>   Ân hạn nộp thuế phải có bảo lãnh gây khó cho doanh nghiệp (13/06/2012)

>   Lạm phát ở Việt Nam sẽ tới đâu? (12/06/2012)

>   Đầu tư công và cuộc “cách mạng” trong cấp vốn (12/06/2012)

>   Làm "nóng" nền kinh tế "nguội lạnh" (12/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật