Thứ Năm, 21/06/2012 18:36

Eurozone họp bàn về gói giải cứu Hy Lạp và Tây Ban Nha

Hy Lạp có thể yêu cầu các bộ trưởng tài chính Eurozone nới lỏng các điều kiện kèm theo gói giải cứu tại cuộc họp ngày 21/06 ở Luxembourg. Bên cạnh đó, các bộ trưởng cũng có thể thảo luận về gói giải cứu dành cho Tây Ban Nha và Cộng hòa Síp.

* 9 sự kiện không thể bỏ qua tại châu Âu trong tháng 6

* Đức chưa có kế hoạch cụ thể về việc mua trái phiếu

Các nhà kiểm toán độc lập sẽ công bố chi tiết tổng lượng nợ của các ngân hàng Tây Ban Nha trước khi nước này chính thức yêu cầu gói giải cứu từ Eurozone.

Các bộ trưởng nhóm họp khi chỉ còn một tuần nữa là diễn ra hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Eurozone vào ngày 28-29/06. Hiện các nhà lãnh đạo này đang đứng trước sức ép phải hành động nhằm hạ thấp chi phí vay mượn của các Chính phủ.

Tái đàm phán về gói giải cứu Hy Lạp

Bộ trưởng Tài chính mới của Hy Lạp Vassilis Rapanos đang đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn. Yêu cầu của liên minh cầm quyền là tiếp tục cắt giảm chi tiêu ngay trong tuần sau khi hai cuộc bầu cử thứ hai kết thúc.

Tuy nhiên theo ông Thomas Wieser, người đứng đầu nhóm chuyên gia làm việc cho các bộ trưởng tài chính Eurozone (Euro Working Group) cho rằng đà sụt giảm mạnh hơn dự báo của tài sản quốc gia khiến Hy Lạp không thể đáp ứng được điều kiện của gói giải cứu nếu không cắt giảm chi tiêu mạnh hơn.

Hiện tại, các bộ trưởng tài chính Eurozone đang đối mặt với một lựa chọn khó khăn là vừa đáp ứng các mục tiêu tài khóa vừa phải tiếp tục cắt giảm chi tiêu hoặc thay đổi thời hạn và cần thêm tiền.

Việc kéo dài thời hạn đối với các khoản vay của Hy Lạp sẽ giúp nước này hạ thấp khoản thanh toán hàng tháng và có thêm nhiều thời gian để tiến hành một số cuộc cải cách kinh tế chẳng hạn như hạ thấp lương tối thiểu và áp dụng các quy định làm việc tự do hơn. Qua đó, đem lại mức tăng trưởng cần thiết để thanh toán khoản nợ khổng lồ.

Ngăn chặn đà leo thang của chi phí vay mượn

Chi phí vay mượn của Tây Ban Nha mà cụ thể là lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mức cao kỷ lục 7.3% trong ngày thứ Hai. Theo kế hoạch, nước này sẽ huy động từ 1-2 tỷ EUR trên thị trường nợ trong ngày thứ Năm. Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu Ý cũng chạm mức cao kỷ lục.

Dự kiến có hiệu lực từ đầu tháng 7, các gói giải cứu hiện nay của Liên minh châu Âu (EU) như Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF), Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) có thể cho các Chính phủ vay tiền.

Trong cuộc phỏng vấn trên Financial Times, nhà chính sách cấp cao của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Benoit Coere, cho biết: “Lý do tại sao EFSF được áp dụng cách đây gần một năm để can thiệp vào thị trường thứ cấp nhưng các Chính phủ vẫn chưa sử dụng khả năng này vẫn còn nằm trong vòng bí mật”.

Cung cấp một sự lựa chọn rẻ hơn so với thị trường trái phiếu thương mại sẽ giảm được chi phí tài trợ cho việc vay mượn của Chính phủ và tạo điều kiện để các quốc gia như Tây Ban Nha, Ý có thể đáp ứng được các mục tiêu nghiêm ngặt trong việc cắt giảm nợ công.

Nhà lãnh đạo Ý Mario Monti công khai ủng hộ chiến lược này trong khi Phần Lan lại phản đối. Thủ tướng Đức Angela Merkel không phản đối ý tưởng trên nhưng cho rằng chính sách đó này mang tính chất lý thuyết trong thời điểm hiện nay.

Về dài hạn, các nhà lãnh đạo Eurozone đang tiến tới một hệ thống hội nhập sâu rộng hơn về mặt tài chính công và các quy định ngân hàng có thể ngăn chặn được các cuộc khủng hoảng ngân hàng hoặc khủng hoảng nợ công trong tương lai.

Dù vậy tại cuộc họp trong tuần này, các nhà lãnh đạo G20 dường như chỉ thống nhất rằng các nhà chính trị Eurozone sẽ áp dụng một số biện pháp tạm thời chẳng hạn như mua trái phiếu để ngăn chặn sự leo thang của cuộc khủng hoảng hiện tại.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Eurozone gắng tìm giải pháp cho khủng hoảng nợ (21/06/2012)

>   Tin xấu dồn dập đến với Apple (21/06/2012)

>   Eurozone: Đế chế phi đối xứng (21/06/2012)

>   Fed hạ dự báo tăng trưởng và lạm phát 2012 của Mỹ  (21/06/2012)

>   Nỗi lo Eurozone vẫn gây sức ép lên đồng tiền chung (20/06/2012)

>   BRICS thảo luận cơ chế bảo vệ đồng tiền của nhóm (20/06/2012)

>   G20 cam kết hỗ trợ kinh tế toàn cầu (20/06/2012)

>   Nhật: Thâm hụt thương mại tháng thứ ba liên tiếp (20/06/2012)

>   6 ngân hàng MDB cam kết tăng đầu tư phát triển (20/06/2012)

>   Ngân hàng châu Âu có nguy cơ đổ vỡ? (19/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật