Thứ Sáu, 29/06/2012 09:44

Doanh nghiệp xe máy rao bán nhà máy

Kinh tế khó khăn, tiêu thụ chậm cùng với các loại thuế và phí tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất xe máy phải cắt giảm sản lượng thậm chí có đơn vị phải rao bán nhà máy.

Ông Masayuki Igarashi, Tổng giám đốc công ty Honda Việt Nam cho hay, kế hoạch sản xuất của Honda Việt Nam đang phải điều chỉnh do tình hình bán hàng khó khăn từ đầu năm. Năng lực sản xuất của Honda Việt Nam với 2 nhà máy ở tỉnh Vĩnh Phúc là 2 triệu xe một năm và năm 2011 đã sản xuất được 2,15 triệu xe. Tuy nhiên, Honda Việt Nam vừa phải thay đổi kế hoạch sản xuất cho năm 2012 xuống mục tiêu chỉ đạt 1,93 triệu xe.

"Sản lượng cả năm cắt giảm 12%. Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã đạt sản lượng 104% so với kế hoạch nên sắp tới sẽ phải điều chỉnh. Thậm chí nếu tháng 6-7 tình hình không khả quan thì còn cắt giảm sản lượng", ông Masayuki Igarashi nói.

Thị trường khó khăn, tiêu thụ chậm còn đe dọa cả khả năng vận hành của nhà máy số 3 mà Công ty Honda Việt Nam đang xây dựng ở tỉnh Hà Nam (dự kiến bắt đầu hoạt động từ năm 2013) với công suất ban đầu 500.000 xe một năm. "Nếu tình hình không khả quan, chúng tôi sẽ tính tới phương án hoàn tất xây dựng là lắp đặt thiết bị tại nhà máy số 3 nhưng chưa vận hành ngay theo dự tính ban đầu", ông Masayuki Igarashi cho hay.

Không chỉ nhà sản xuất xe máy chiếm 60% thị phần như Honda Việt Nam khó khăn trong hoạt động, nhiều đơn vị khác cũng điêu đứng phải tung ra những chiêu khuyến mãi lớn để kích cầu. Mới đây Piaggio Việt Nam có chương trình khuyến mãi lớn nhất từ trước đến nay dành cho các dòng xe Vespa, Fly i.e.

Một doanh nghiệp lắp ráp xe máy có vốn nước ngoài là Lifan Việt Nam đang phải rao bán nhà máy sản xuất vì không sống nổi. Khó khăn cũng không loại trừ các doanh nghiệp xe máy nội.

Ông Phạm Cường, Giám đốc Công ty xe máy Sunfat, kiêm chủ tịch Hiệp hội Ôtô- Xe máy-Xe đạp Việt Nam (Vaboma) cho hay, nhiều doanh nghiệp xe máy đang làm để lo trả lãi ngân hàng và tái đảo nợ. Có những đơn vị thậm chí không đủ để trả lương cho công nhân, giảm tới 80% lao động và chỉ giữ lại bộ khung cùng lao động trực tiếp.

Khó khăn của các doanh nghiệp xe máy cũng ảnh hưởng xấu tới công ty sản xuất phụ tùng, linh kiện. Công ty cổ phần Cơ khí Phổ Yên, một trong 10 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng cho Honda Việt Nam đã giảm nửa doanh thu bán hàng cho riêng Honda Việt Nam khi nhà máy sản xuất xe máy này giảm sản lượng bán ra.

Đầu tư

Các tin tức khác

>   Cần Thơ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,63% (29/06/2012)

>   EVN vẫn chi phối: Làm sao có thị trường điện cạnh tranh? (29/06/2012)

>   Giá điện theo thị trường: Lại điệp khúc tăng giá (29/06/2012)

>   Nhà đầu tư cần gì ở ĐBSCL ? (29/06/2012)

>   Chưa tính đến phương án mua tạm trữ cao su (28/06/2012)

>   Vinafood 1 liên doanh chế biến gạo xuất khẩu với Singapore (28/06/2012)

>   Nhiều giải pháp tăng quản lý giá 6 tháng cuối năm (28/06/2012)

>   Tập đoàn Cao su sẽ thoái 100% vốn ở 40 công ty (28/06/2012)

>   Từ 11/7, giá nước sạch lên cao nhất tới 18.000 đồng/m3 (28/06/2012)

>   "Giá điện không thể tăng tùy tiện" (28/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật