USD và Euro vùi dập giá vàng
Vàng từ mốc cao nhất 1792 USD/ounce xuống mốc 1527 USD/ounce ngày 16 tháng 5, và trong ngắn hạn người ta dự báo rằng vẫn có thể giảm tiếp. Để trả lời cho câu hỏi vì sao lại thế, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về mối quan hệ logic giữa vàng, USD và Euro.
Vàng và USD trong quan hệ đẩy sóng
Chúng ta đều biết cho dù ngày nay vàng không còn là một loại tiền tệ, nhưng vàng và USD vẫn là tài sản dự trữ quan trọng nhất của các nước trên thế giới, lượng dự trữ vàng của các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Pháp, Italia luôn ở mức 60% trở lên, ngân hàng trung ương các nước đang phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc thời gian gần đây cũng đẩy mạnh mua vàng vào dự trữ trước những biến động phức tạp của thị trường thế giới.
Cả hai đều cùng nguồn dự trữ ngoại hối quan trọng, cho nên nếu giá của USD tăng lên, người ta có thể bỏ vàng - một thứ tài sản có tỉ lệ lợi nhuận chẳng cao gì cho lắm lại đòi hỏi khoản phí bảo quản cao ngất ngưỡng, chuyển sang nắm giữ USD, hệ quả là giá vàng giảm sút.
Trong lịch sử, cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, sự hình thành của hệ thống USD ở phố Wall đã xác lập trở lại vị thế đồng tiền số 1 thế giới của USD. Kinh tế Mỹ cũng bước vào giai đoạn phát triển sáng sủa với lạm phát thấp, tăng trưởng cao. Giá của USD không ngừng tăng lên, ngân hàng trung ương các nước kéo nhau bỏ vàng, khiến cho giá vàng giảm liên tục suốt 20 năm.
Nếu niềm tin vào đồng USD không còn nữa, người ta sẽ lại tấp nập mua vàng, một thứ hàng hóa được xem là duy nhất độc lập với tiền tệ tín dụng của bất kỳ quốc gia nào, lúc đó giá vàng sẽ lại tăng lên. Đầu tháng 8 năm 2011, vì hành động nâng cao trần nợ công, chỉ số tín dụng của Mỹ bị đánh tụt một cách nghiêm trọng, lập tức đồng USD chịu cú sốc lớn, và phản ứng của thị trường ngay lập tức đẩy giá vàng lên mức 1700 USD/ounce, đến ngày 18 tháng 8 mức giá này lại nhẹ nhàng đạt ngưỡng 1800 USD/ounce, mấy hôm sau lại xác lập mốc cao lịch sử 1900 USD/ounce.
Kể từ khi hệ thống Bretton Woods system xác lập mối quan hệ giữa USD và vàng, thì mối quan hệ "cái này tăng thì cái kia giảm" (hay mối quan hệ đẩy sóng, chân sóng này thì đỉnh sóng kia) và ngược lại có thể nói là xuyên suốt nhất quán.
Tương tác giữa USD và Euro
Nếu muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa USD và Euro, thì cần phải tìm hiểu một chút về chỉ số USD: chỉ số USD là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp tình hình tỉ suất hối đoái của đồng USD trên thị trường ngoại hối quốc tế, thường được dùng để đánh giá mức độ biến đổi của tỉ suất hối đoái của đồng USD đối với một gói tiền tệ nào đó.
Nó thông qua việc tính toán tỉ suất thay đổi tổng hợp của đồng USD đối với một gói tiền tệ được chọn để cân đo đong đếm mức độ mạnh yếu của đồng USD. Các loại tiền tệ cũng như tỉ lệ hợp thành mà chỉ số USD lựa chọn như sau: euro 57,6%, Yên Nhật 13,6%, bảng Anh 11,9%, đô la Canada 9,1%, đồng SEK của Thụy Sĩ 4,2%, france của Thụy Sĩ 3,6%. Chỉ số USD tăng lên, nói rõ tỉ giá giữa USD với các đồng tiền khác tăng lên, tức đồng USD tăng giá trị. Tử cơ cấu tỉ lệ này, chúng ta có thể thấy ảnh hưởng sự tăng giảm của đồng euro đối với chỉ số USD lớn đến mức nào.
Trên thực tế cũng như vậy: đầu năm nay các biện pháp trục vớt con tàu đắm Hy Lạp được thực thi thì euro tăng giá, chỉ số USD giảm xuống, giá vàng từ mức 1523 USD/ounce tăng lên 1792 USD/ounce. Đầu tháng 3 về sau, Goldman Sachs cho rằng kinh tế Mỹ phục hồi chậm, mức dự báo tăng trưởng của FED vẫn ở mức QE3. Nhưng cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã tăng cao, khiến cho giá đồng USD tăng vọt, song điều này cũng gây nên áp lực lên vàng, cho nên cũng khiến giá vàng lao dốc.
Từ đây có thể thấy, sự tăng giảm của chỉ số USD chỉ là sự thể hiện sự thay đổi tương đối trong hình thế quan hệ giữa nước Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu. Sự tăng lên của chỉ số USD trong thời gian gần đây hoàn toàn không thể nói rằng bản thân nền kinh tế Mỹ đã có chuyển biến tốt, hình thế kinh tế Mỹ đã có sự cải thiện về chất, mà chẳng qua nó phản ánh khu vực châu Âu đang ngày càng khủng hoảng, nên ta có cảm giác kinh tế Mỹ đang tốt lên mà thôi.
Euro dậy sóng nhấn chìm vàng
Euro mất giá, chỉ số USD sẽ tăng lên một cách bị động; chỉ số USD tăng, thì các mặt hàng như vàng tất nhiên sẽ phải đi xuống vì chúng niêm yết theo USD. Điều này lý giải vì sao những ngày gần đây giá vàng thế giới rớt mạnh đến vậy. Trước đó hai nước Đức, Pháp kiên trì kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách, kết quả hoàn toàn không được như ý, phần lớn các quốc gia châu Âu rơi vào suy thoái, bản thân Đức cũng chưa thể xem là thoát khỏi tình thế khó khăn này.
Trong khi đó sự thất thế của các chính đảng ủng hộ chính sách thắt lưng buộc bụng ở các nước trong khu vực đồng euro cũng khiến cho cục diện chính trị khu vực biến đổi mạnh mẽ. Sau khi kết quả bầu cử ở Pháp và Hy Lạp được công bố, đồng euro lập tức mất giá, công trái của Italya và Tây Ban Nha cũng chịu cảnh bị bán tháo trên thị trường.
Chịu ảnh hưởng bất lợi liên tục từ phía Hy Lạp, tỉ suất hối đoái giữa euro và USD thêm phần sụt giảm trong những ngày gần đây đến mức thấp nhất trong vòng bốn tháng qua, chỉ số USD tăng lên gần đạt điểm cao nhất (81,78) kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2010, giá vàng chịu áp lực cũng nhanh chóng sụt giảm đến mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2011 khi giá chốt phiên ở mức 1540 USD/ounce.
Tim Condon - chuyên viên về kinh tế châu Á, chủ tịch Ngân hàng ING nhận định, tuyển cử ở Hy Lạp là rủi ro trước mắt lớn nhất đối với châu Âu, "có hai khả năng có thể xảy ra: một là chính phủ mới sẽ chọn con đường tiếp tục ở lại khu vực đồng euro, hai là ly khai khỏi đồng tiền này và không tuân theo các thỏa thuận, giả sử khả năng thứ hai xảy ra, cú sốc đối với thị trường tài chính lúc ấy có thể so sánh với thời điểm tồi tệ Lehman Brothers sụp đổ năm 2008." Ông còn chỉ ra "Hiện tại, 70% người dân Hy Lạp muốn ở lại khu vực euro, 30% còn lại muốn rời bỏ, tỉ lệ này không phải thấp, cho nên, yếu tố chưa rõ ràng trong lựa chọn của Hy Lạp ẩn chứa nhiều nguy cơ rất lớn."
Patrick Honohan- Ủy viên Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung ương châu Âu đã chỉ ra, Hy Lạp rút lui khỏi khu vực đồng euro sẽ làm suy giảm niềm tin của thế giới vào khu vực này, đem lại sự bất ổn, nhưng chỉ là mặt kỹ thuật, không đến mức sụp đổ. Việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp như thế nào sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến viễn cảnh tương lai của đồng euro, của tiến trình thống nhất châu Âu và cục diện tài chính thế giới, cá nhân tôi cho rằng, trước khi hết quả bầu cử của Hy Lạp chưa có kết quả rõ ràng, lựa chọn tốt nhất của chúng ta là né đồng euro, trông đợi vào vàng.
Ngọc Minh
DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM
|