Thứ Hai, 07/05/2012 14:38

Trung, Ấn đang âm thầm thâu tóm đất đai nước khác

Trong thời gian từ năm 2000-2010, đã có hơn 200 triệu hecta (ha) đất trên thế giới, tương đương khoảng 8 lần diện tích nước Anh, được bán hoặc cho thuê thông qua các thỏa thuận quốc tế.

Nhu cầu nước sạch, thực phẩm và năng lượng gia tăng đã thúc đẩy các quốc gia giàu có phải nhập khẩu hàng hóa và cả những nền kinh tế mới nổi tăng cường mua và thuê đất của các quốc gia nghèo hơn. Trong khi đó, các nước nghèo, vì cần tiền, đã phải bán hoặc cho quốc gia khác thuê đất với giá “bèo”.

Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo Land Matrix do một nhóm gồm 40 tổ chức dân sự và nhóm nghiên cứu trên toàn thế giới thực hiện. Báo cáo được công bố hồi cuối tháng 4 vừa qua.

Theo trang Business Insider, bản báo cáo đã tiết lộ những sự thật “giật mình” về hoạt động thâu tóm đất đai của nhiều quốc gia ở các nước khác. Thực hiện các vụ thâu tóm này là các chính phủ, các công ty quốc doanh và tư nhân với mục tiêu thâu tóm các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các khu vực chủ yếu là châu Phi, châu Á và Mỹ Latin.

Trong đó, báo cáo cho biết, từ năm 2000-2010, khoảng 5% đất nông nghiệp của châu Phi đã được các nhà đầu tư nước ngoài thuê hoặc mua lại.

Dựa trên báo cáo Land Matrix, Business Insider đã “điểm danh” 14 quốc gia thâu tóm nhiều đất đai của nước khác nhất trong thập kỷ qua. Danh sách có sự góp mặt của những nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới như Trung Quốc và Ấn Độ.

14. Nam Phi

Diện tích đất đã mua: 1.231.034 ha

Thương vụ lớn: Một nhà đầu tư không rõ danh tính từ Nam Phi đã mua 351.500 ha đất nông nghiệp ở Benin.

13. Canada

Diện tích đất đã mua: 1.329.793 ha

Thương vụ lớn: Công ty Alberta Investment Management Corp. của Canada đã mua 387.840 ha đất lâm nghiệp ở Canada.

12. Thụy Điển

Diện tích đất đã mua: 1.434.700 ha

Thương vụ lớn: Công ty Global Solidarity Forest Fund của Thụy Điển mua 141.400 ha đất lâm nghiệp ở Mozambique.

11. Australia

Diện tích đất đã mua: 1.547.616 ha

Thương vụ lớn: Công ty BHP Billiton Limited của Australia mua 355.520 ha đất nông nghiệp ở Indonesia.

10. Saudi Arabia

Diện tích đất đã mua: 2.204.132 ha

Thương vụ lớn: Công ty Eastern Renewable Fuels Corp. của Saudi Arabia mua 272.700 ha đất nông nghiệp ở Philippines.

9. Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE)

Diện tích đất đã mua: 2.277.856 ha

Thương vụ lớn: Công ty Al Ain National Wildlife của UAE mua 1.696.800 ha đất ở Sudan để phát triển du lịch.

8. Israel

Diện tích đất đã mua: 2.388.000 ha

Thương vụ lớn: Một nhà đầu tư không lộ danh tính của Israel mua 1.979.600 ha đất nông nghiệp ở Cộng hòa Congo.

7. Italy

Diện tích đất đã mua: 2.614.792 ha

Thương vụ lớn: Một nhà đầu tư không lộ danh tính của Italy mua 1.979.600 ha đất nông nghiệp ở Indonesia.

6. Hàn Quốc

Diện tích đất đã mua: 2.696.297 ha

Thương vụ lớn: Công ty Kapa Limited của Hàn Quốc mua 404.000 ha đất ở Campuchia nhưng chưa rõ mục đích sử dụng.

5. Anh

Diện tích đất đã mua: 3.008.472 ha

Thương vụ lớn: Công ty NRG Chemicals của Anh mua 686.800 ha đất nông nghiệp ở Philippines.

4. Malaysia

Diện tích đất đã mua: 3.397.607 ha

Thương vụ lớn: Công ty Sime Darby Berhad của Malaysia mua 286.840 ha đất nông nghiệp ở Indonesia.

3. Mỹ

Diện tích đất đã mua: 4.136.973 ha

Thương vụ lớn: Công ty BHP Billiton của Mỹ mua 363.600 ha đất nông nghiệp ở Indonesia.

2. Trung Quốc

Diện tích đất đã mua: 5.354.502 ha

Thương vụ lớn: Công ty Phou Mady Investment Group của Trung Quốc mua 10.100 ha đất lâm nghiệp ở Campuchia.

1. Ấn Độ

Diện tích đất đã mua: 5.420.209 ha

Thương vụ lớn: Công ty Tata Power của Ấn Độ mua 1.979.600 ha đất nông nghiệp ở Indonesia.

An Huy

tbktvn

Các tin tức khác

>   Indonesia áp quy định mới về xuất khẩu khoáng sản (06/05/2012)

>   Quốc hội Argentina duyệt dự luật quốc hữu hóa YPF (04/05/2012)

>   “Canh bạc” nhà ở thu nhập thấp của Trung Quốc (03/05/2012)

>   Tháng 6 sẽ triển khai kết nối các Sở GDCK ASEAN (29/04/2012)

>   Công ty dầu mỏ Nga-Italy ký kết hợp tác chiến lược (26/04/2012)

>   WB: Giá lương thực trên toàn cầu lại đang tăng cao (26/04/2012)

>   EU chuẩn bị đệ đơn khiếu kiện Argentina lên WTO (25/04/2012)

>   Thị trường bất động sản Mỹ vẫn chưa hết bấp bênh (25/04/2012)

>   Indonesia: FDI tăng kỷ lục (24/04/2012)

>   Ngân hàng Hy Lạp lỗ vì tham gia thỏa thuận giảm nợ (23/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật