Chủ Nhật, 13/05/2012 08:57

Thâm nhập thị trường Myanmar: Lưu ý thay đổi về luật pháp

Thị trường Myanmar đang mở cửa mạnh mẽ, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường 60 triệu dân này hiện rất lớn. Đó là khẳng định của ông Lê Hưng Quốc, Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP.HCM.

Thưa ông, cơ sở nào khẳng định thị trường Myanmar đang mở ra nhiều cơ hội lớn?

Kinh nghiệm cho thấy, Myanmar đã hội nhập rất nhanh với thế giới. Trong một năm qua, về mặt chính trị, nước này đã có những thay đổi chóng mặt. Từ một đất nước chịu bao vây, cấm vận của hầu hết các nước phương Tây, hiện nay, Myanmar cũng được châu Âu dỡ bỏ hạn chế cấm vận. Trong thời gian ngắn nữa, khi Quốc hội Myanmar họp thì nước này sẽ có những thay đổi cơ bản về chính sách, đặc biệt là chính sách kinh tế.

Như vậy, đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam bởi hai lý do.

Thứ nhất, quan hệ giữa Việt Nam và Myanmar ngày càng phát triển.

Thứ hai, Myanmar còn cho phép các bang của nước này hợp tác với các tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam. Đây là cơ sở để doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư, hợp tác với Myanmar.

Bên cạnh thuận lợi trên, đâu là khó khăn khi thâm nhập thị trường Myanmar?

Các nước trên thế giới đánh giá Myanmar là “mảnh đất màu mỡ cuối cùng của ASEAN”, nên nếu chúng ta không nhanh chân, thì sẽ mất đi rất nhiều cơ hội. Với một đất nước bị cấm vận tới 30 năm, khi mở cửa, tất yếu sẽ có sự dè dặt về chế độ chính sách. Tuy vậy, hàng hóa Việt Nam vẫn có cơ hội thâm nhập thị trường này.

Tương tự như Campuchia, trước đây, người dân Campuchia chỉ biết đến hàng hóa của Thái Lan, Trung Quốc, nhưng giờ đây, hàng hóa của Việt Nam đã có chỗ đứng vững chắc tại thị trường này. Vấn đề là doanh nghiệp nên quan tâm, tìm hiểu kỹ hơn thị trường này.

Theo ông, mặt hàng nào của Việt Nam có thể dễ dàng thâm nhập Myanmar?

Myanmar là nước mới thoát khỏi cấm vận, bắt đầu phát triển và cần nhiều loại hàng hoá. Do thu nhập của người dân Myanmar khoảng 500 – 600 USD/người/năm, nên người tiêu dùng ở thị trường này không yêu cầu hàng chất lượng cao, chỉ tiêu dùng hàng hoá có chất lượng vừa phải, trong khi đây lại là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam.

Cũng phải nói thêm là, với 60 triệu dân, Myanmar là thị trường rất lớn so với Campuchia, Lào. Tuy chưa có đường bộ vận chuyển trực tiếp hàng hoá sang Myanmar, nhưng một thuận lợi với doanh nghiệp Việt Nam là chúng ta có đường biển. Myanmar đã quyết định trong 5 năm tới nâng cấp Cảng Yanggun thành cảng biển quốc tế hiện đại, có thể tiếp đón được một lúc 43 tàu tải trọng lớn. Và tất yếu, vận tải bằng đường biển luôn có mức phí cạnh tranh hơn đường bộ.

Theo ông, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý vấn đề gì khi tham gia thị trường này?

Trước tiên, doanh nghiệp cần xem xét sự thay đổi rất nhanh trong chính sách kinh tế thương mại của Myanmar hiện nay. Nước này đang sửa đổi nhiều quy định về đầu tư, về chính sách trong hội nhập kinh tế... Do vậy, việc nắm bắt kịp thời những thay đổi đó sẽ rất quan trọng đối với doanh nghiệp các nước, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thị trường Myanmar.

Thanh Vũ

đầu tư

Các tin tức khác

>   Thị trường Myanmar - Đón đầu cơ hội vàng (09/05/2012)

>   Lào đặt ra mục tiêu GDP tăng 8% trong tài khóa tới (03/05/2012)

>   Việt Nam đầu tư sang Lào hơn 3,45 tỷ USD (26/04/2012)

>   Các dự án Việt Nam thay đổi diện mạo kinh tế Lào (25/04/2012)

>   ADB: Cải tổ Myanmar sẽ khó khăn (24/04/2012)

>   Kinh tế Myanmar sắp “cất cánh”? (24/04/2012)

>   EU đình chỉ phần lớn lệnh trừng phạt với Myanmar (23/04/2012)

>   Nhật Bản miễn trừ 3,7 tỉ đô la Mỹ nợ cho Myanmar (22/04/2012)

>   Kinh doanh ở Myanmar: Diện mạo mới trong cơ chế mới? (16/04/2012)

>   ADB: Kinh tế Campuchia dự kiến tăng trưởng 6,5% (11/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật