Thứ Hai, 16/04/2012 06:16

Kinh doanh ở Myanmar: Diện mạo mới trong cơ chế mới?

Một phần khác bức tranh về giới tư bản Myanmar gồm những ông trùm đang nỗ lực cải thiện hình ảnh của mình. Họ không chỉ tái thiết lại doanh nghiệp mình trong thời kỳ đổi mới, mà còn đang góp phần mang lại cho kinh tế Myanmar một diện mạo mới.

Sẵn sàng đương đầu

Nhiều người cho rằng, Zaw Zaw đang định hình lại đế chế của mình cùng với hy vọng làm ăn với nhiều công ty đa quốc gia sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.

Tại Myanmar, không mấy ai có nhiều quyền lực hơn Zaw Zaw, ông trùm sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên, từ gỗ, đá quý, đồn điền cao su đến các hợp đồng xây dựng béo bở và các khu nghỉ mát sang trọng. Ông thống trị ngành nhập khẩu ô tô vốn bị kiểm soát chặt chẽ nhưng cũng đầy lợi nhuận. Doanh thu hằng năm luôn xấp xỉ 500 triệu USD khiến cho Tập đoàn Max Myanmar Group của Zaw Zaw trở thành một tập đoàn khổng lồ của Myanmar.

Bộ Tài chính Mỹ đã liệt Zaw Zaw vào danh sách đen chịu các lệnh trừng phạt chính từ ba năm trước. Tình bạn của ông với cựu độc tài Than Shwe khiến ông trở thành "một người thân hữu chế độ".

Hiện nay, Zaw Zaw đang thay đổi chiến lược. Ông nói, ngân hàng, khách sạn và du lịch là những ưu tiên hàng đầu của ông. Xây dựng là "một vấn đề đau đầu", nhưng cũng là một lối thoát cho lĩnh vực vốn bị thống trị bởi những nhân vật thân hữu. Trước đó, những hợp đồng xây dựng từ nhà nước có khi đem lại cho ông cả một núi tài sản.

Trả lời trong một cuộc phỏng vấn từ văn phòng Yangon của mình, Zaw Zaw cho biết, "Bạn không thể tự mình quản lý tất cả mọi thứ. Chúng ta phải cân nhắc ngành kinh doanh nào là tốt nhất cho tương lai, ngành kinh doanh nào chúng ta có thể tham gia với vai trò là đối tác cho các công ty nước ngoài."

Diện một chiếc áo sơ mi sơ trắng cùng trang phục sarong truyền thống, vị thương gia 44 tuổi hòa nhã này vọng rằng các lệnh trừng phạt sẽ sớm được châu Âu và Mỹ dỡ bỏ. Khi Myanmar tràn ngập khách du lịch và thu hút được các nhà đầu tư có tư tưởng tiên phong, ông muốn đầu tư nhiều hơn vào việc kinh doanh khách sạn của mình.

Ông đang xây dựng một khách sạn 400 phòng tại Yangon, thủ phủ thương mại đổ nát với 5,6 triệu đân và hơn 1.500 phòng khách sạn lúc nào cũng kín khách. Ông cho biết đang đàm phán với các tập đoàn khách sạn 5 sao trên thế giới để họ điều hành khách sạn này. Ông đùa, "Nếu tôi quản lý nó, nó sẽ chỉ đạt một sao."

Nhưng ước mơ của ông, ông cho biết, là xây dựng một thương hiệu quốc tế cho ngân hàng gần hai năm tuổi Ayeyarwady. Ông hầu như gặp gỡ hàng ngày với các quan chức từ các ngân hàng nước ngoài và các công ty đa quốc gia để thảo luận về các thương vụ và liên minh tiềm năng.

Được hỏi có phải ông và các ông trùm khác là tay sai của những kẻ độc tài như mọi người thường nói,  Zaw Zaw lắc đầu. Chính quyền quân phiệt ủng hộ ông vì chất lượng công việc của ông chứ không vì bất kỳ điều gì khác. Ông nói, "Chúng tôi chưa bao giờ thực hiện bất kỳ việc kinh doanh nào phi pháp."

Ông mô tả tình bạn của ông với nhà độc tài đã về hưu Than Shwe chỉ như một việc kinh doanh thuần túy, "Tôi có thể làm bạn với bất kỳ ai." Tuy nhiên ông cũng đồng ý rằng, làm bạn bè với giới quan chức cũng có lợi. Khi ông xây dựng khách sạn Royal Kumudra tại Naypyitaw, cái ông nhận lại không chỉ là  tiền mà là 10 giấy phép nhập khẩu ô tô, mỗi cái có trị giá 180.000 USD.

Ông cũng được thưởng công khi khoảng 300 tài sản thuộc sở hữu nhà nước, từ bất động sản đến các trạm xăng và một hãng hàng không. Hãng hàng không này đã được bán hai năm trước trong đợt cổ phần hóa lớn nhất lịch sử Myanmar. Các đồng minh của chính quyền quân phiệt khi đó cũng giành được nhiều món hời lớn. Zaw Zaw đã giành được một giấy phép ngân hàng và một nhà máy gạch.

Tìm con đường mới

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, không phải tất cả các nhà tư bản hàng đầu Myanmar là đều là người thân hữu.

Michael Moe Myint được đại sứ quán Mỹ xác nhận năm 2009 như là "một trong những doanh nhân thành công nhất Myanmar và có lẽ là thành công một cách đáng chính nhất."

Công ty Myint & Associates được thành lập đã 23 năm của ông cung cấp dịch vụ khí đốt và dầu mỏ lớn nhất Myanmar với doanh thu năm nay ước tính khoảng 12 triệu USD. Ông cũng điều hành công ty sản xuất và khai thác dầu và khí đốt trị giá 40 triệu USD.

Hiện nay, ông thân thiết với Suu Kying và đã từng tổ chức một bữa tối phong cách Nhật bản cho bà và 250 khách mời vào hồi tháng 1/2012. Bà cũng ăn tối với gia đình ông vào ngày Giáng sinh và kêu gọi con trai ông, một kỹ sư dầu khí làm việc cho Chevron tại Australia trở về nhà. Ông nói, "Bà ấy thuyết phục nó rời bỏ Chevron và trở về và giúp đỡ đất nước."

Tuy nhiên, ông không xem nặng các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại ông và gia đình mình vào năm 2008. Trong khi các công ty Mỹ không thể đầu tư vào Myanmar, công ty của ông lại sử dụng nhân sự người Mỹ và có nhiều hợp đồng lớn với các công ty Mỹ.

Một công nhân tưới cây trước trụ sở tập đoàn Max Myanmar Group thuộc sở hữu của Zaw Zaw, một trong những ông trùm trẻ nhất và có mối quan hệ tốt nhất tại Yangon.

Các lệnh trừng phạt thường bỏ qua Serge Pun, chủ tịch tập đoàn SPA Group, sở hữu nhiều bất động sản và các dịch vụ tài chính.

"Làm thế nào để kinh doanh có hiệu quả khi bạn có Trung Quốc ở một bên và Ấn Độ ở một bên, và không hề bận tâm về những lệnh trừng phạt đó?" Ví dụ, trong năm tài chính 2010-2011, các số liệu chính thức cho thấy Trung Quốc cam kết đầu tư 14 tỷ USD vào Myanmar, nâng tổng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và Myanmar lên tới 20 triệu USD.

Trong số những người làm kinh doanh với Trung Quốc, có một nhân vật thân hữu được xem là "ẩn dật" nhất Myanmar: Tun Myint Naing. Ông năm nay 53 tuổi, được biết đến với tên khác là là Steven Law. Steve Law nói giọng Trung Quốc nhỏ nhẹ, sở hữu một công ty thương mại và xây dựng khá lớn có tên Asia World. Công ty đã xây dựng sân bay đông đúc nhất Yangon và một trong những khách sạn nổi tiếng nhất Myanmar  là Traders.

Công ty cũng xây dựng thủ phủ Naypyitaw, đầu tư vào các khách sạn, và xây một biệt thự nghỉ hưu cho tướng Than Shwe.

Asia World được thành lập bởi cha của Law, Lo Hsing Han. Ông này được Bộ Tài chính Mỹ mô tả trong một tài liệu năm 2010 là "Bố già Heroin" và được xem là "một trong những mắt xích buôn ma túy quan trọng nhất thế giới đầu những năm 1970."

Theo nhiều tài liệu, Law "tham gia vào việc buôn bán ma tuý của cha mình từ những năm 1990 và từ đó đã trở thành một trong những nhân vật giàu có nhất Myanmar". Tuy nhiên, Steve Law phủ nhận việc tham gia vào buôn bán ma tuý.

Kênh ngoại giao Mỹ cho biết Asia World hưởng lợi từ "mối quan hệ cá nhân tuyệt vời với các tướng cấp cao" gồm cả Than Shwe. Công ty cũng nhận được lợi từ các thương vụ buôn bán với các công ty Trung Quốc và chính quyền quân sự Myanmar.

Tuy nhiên, khi Tổng thống Thein Sein đến thăm Trung Quốc vào tháng 5, Law cũng ở trong phái đoàn, cho thấy ông vẫn "rất có ảnh hưởng" như một nhà trung gian.

Asia World cũng tham gia vào những dự án lớn nhất và gây tranh cãi nhất tại Myanmar do Trung Quốc đầu tư, bao gồm cả khu liên hợp cảng nước sâu Kyaukphyu, nhìn ra vịnh Bengal và đường ống xuyên Myanmar dẫn dầu và khí đốt vào Trung Quốc.

Nhìn chung, trong tình hình Myanmar hiện nay, khi chủ nghĩa thân hữu mất đi, thì những di sản lớn nhất mà chủ nghĩa thân hữu để lại,  chính là các triều đại kinh doanh lâu đời tại Myanmar.

Hiện nay, các triều đại này đều do con cháu các nhà tư bản khét tiếng trong lịch sử Myanmar gây dựng. Thế hệ thứ hai này ít bị ảnh hưởng bởi quá khứ quân sự của Myanmar và thế hệ đi trước đang dựa vào họ trong việc thúc đẩy công cuộc kinh doanh tại một nước Myanmar mới trong thời đại mở cửa.

Tuyến Nguyễn (Theo Reuters)

DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM

Các tin tức khác

>   ADB: Kinh tế Campuchia dự kiến tăng trưởng 6,5% (11/04/2012)

>   ADB tài trợ phát triển 752 triệu USD cho Campuchia (06/04/2012)

>   Kỷ nguyên mới nào cho kinh tế Myanmar? (04/04/2012)

>   SDA nhận giấy phép đầu tư vào Myanmar (03/04/2012)

>   ADB: ASEAN sẽ tăng trưởng 5,2% trong năm 2012 (30/03/2012)

>   Cận cảnh kinh tế Myanmar giai đoạn mở cửa (30/03/2012)

>   Đầu tư của Việt Nam vào Campuchia tiếp tục phát triển mạnh (29/03/2012)

>   Doanh nghiệp vàng Việt Nam đầu tư sang Lào (26/03/2012)

>   Doanh nghiệp Việt đua nhau sang Myanmar đầu tư (23/03/2012)

>   Lạm phát Campuchia tăng hơn 5% trong tháng 2 (22/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật