Thứ Tư, 16/05/2012 11:32

Sản xuất, chế tạo: Nhiều ngành ngắc ngoải... chờ chết?

Nếu như những tháng đầu năm 2011 được xem là thời điểm thắng lợi của ngành dệt may VN với việc DN “bội thực” các đơn hàng thì chỉ hết quý 1/2012 toàn ngành dệt may nhanh chóng rơi vào thảm cảnh “đói” việc.

Theo Vụ XNK - Bộ Công Thương, do kinh tế thế giới vẫn tiếp tục gặp khó khăn, thu nhập giảm sút dẫn đến việc người tiêu dùng thắt chặt hầu bao tiêu dùng. Vì thế, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc trong 4 tháng qua đạt 4.412 triệu USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ. Nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may về cơ bản giảm cả về lượng và trị giá, trong đó bông giảm 35,7% về trị giá và 10,2% về lượng; sợi các loại giảm 19% về trị giá, 4,8% về lượng; vải giảm 6,8% so với cùng kỳ.

Khó trăm bề

Thông thường thời điểm này hàng năm, dệt may của một số Cty, chuyên sản xuất xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường Châu Á và Đông Âu đã nhận được đơn hàng đến hết quý III. Tuy nhiên, năm nay, lượng đơn hàng nhận được mới đến khoảng giữa tháng 5. Thêm vào đó, các DN sợi gặp thêm khó khăn về nhập khẩu bông rơi chải kỹ do thuế suất tăng từ 0% lên 10%, khiến DN phải tăng giá sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh trên chính thị trường nội địa. Song, điều đáng nói là gần như họ không chủ động được, thậm chí đối tác còn tìm cách hủy hợp đồng vì những lỗi nhỏ.

Tiếp chúng tôi tại một xưởng may mặc với số lượng công nhân thưa thớt bên cạnh một số sản phẩm quần áo gia công. Đại diện Cty dệt may sản xuất phục vụ cho thị trường nội địa tại Hưng Yên phân trần, vì phục vụ cho nội địa nên DN chúng tôi đành chấp nhận làm đơn hàng theo thời vụ. Để tránh tình trạng có đơn hàng nhưng vật tư chưa về, Cty phải nhập về trước nên việc quản lý vật tư tồn kho đành phó mặc cho may rủi. Đó là chưa kể phải "nuôi quân" hằng tháng, phòng đơn hàng có đột ngột. Khi chúng tôi đặt câu hỏi, vì sao DN không tìm kiếm những cơ hội gia công lại cho những "ông lớn", đại diện DN này thẳng thắn cho biết, DN nhỏ không kỳ vọng vào điều này, bởi đơn hàng không đều, vì thế, DN cũng không dám mạnh dạn đầu tư - Đại diện chua xót thừa nhận.

Ông Phạm Hưng - Giám đốc đối ngoại Hiệp hội dệt may VN chia sẻ, đối với các DN nhỏ và vừa trong ngành dệt may nhân sự hiện nay cũng là câu chuyện khiến DN phải đau đầu. Trong khi đó, trong cơ cấu giá thành may gia công, lương công nhân chiếm tới 65%, chính sách mới về điều chỉnh tiền lương bắt đầu tháng 10 tới cũng đang tạo nhiều áp lực cho DN, nhất là những DN lớn có hàng nghìn lao động. Bên cạnh những khó khăn nội tại, các DN dệt may hiện đang lo lắng về sự ổn định của đơn hàng trong những tháng cuối năm.

Mong chờ hỗ trợ thiết thực

Chia sẻ cùng DĐDN, nhiều DN ngành dệt may kỳ vọng về 5 gói giải pháp cứu DN mà Bộ Tài chính vừa công bố. Tuy nhiên, những DN này cho rằng họ đang làm ăn thua lỗ thì lấy gì để đóng thuế thu nhập DN vì vậy việc được gia hạn hay giảm không có ý nghĩa với chúng tôi. Một DN dệt may chia sẻ, có lãnh đạo chi nhánh ngân hàng nói với tôi rằng: hàng ngày có hàng trăm DN đến xin vay vốn nhưng ngân hàng không dám cho vay vì họ vay quá nhiều tiền và vay ở nhiều ngân hàng, có cho vay các DN cũng khó trả nợ. Vì vậy, chúng tôi rất mong vào những động thái thiết thực, cụ thể sắp tới của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực vốn để DN có thể dễ “thở” hơn.

Bà Dương Thị Ngọc Dung - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dệt may thẳng thắn: các giải pháp đưa ra từ gói cứu trợ của Bộ Tài chính là rất toàn diện nhưng không mang lại lợi ích sát sườn cho DN dệt may. Vì theo bà Dung, các DN ngành dệt may đang đôn đáo tìm đơn hàng. Nhiều chính sách thiết thực cho DN dệt may đã từng sử dụng thành công ở năm 2009 thì Bộ Tài chính không đề xuất áp dụng. Đơn cử như khoản có tác dụng trực tiếp giảm chi phí đầu vào cho DN là giảm 50% tiền thuê đất thì bộ lại dành cho ngành thương mại, dịch vụ mà không ưu tiên cho ngành sản xuất.

Tại cuộc làm việc mới đây với Hiệp hội dệt may VN, đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, để xuất khẩu hàng dệt may tiếp tục tăng trưởng trong những tháng tiếp theo cũng như việc nhanh chóng vượt khó ổn định sản xuất kinh doanh, các DN dệt may cần triển khai một số biện pháp giảm dần sự phụ thuộc vào các đơn hàng gia công, tập trung nâng cao tỉ lệ làm hàng xuất khẩu theo phương thức FOB, ODM...

Tuy nhiên, không ít chuyên gia cho rằng, dường như hoạt động kinh doanh của nhiều DN dệt may chưa dựa trên chiến lược bài bản và mang tính dài hạn, mà chủ yếu là kiểu kinh doanh “đánh quả” hay nói thẳng ra là kinh doanh theo kiểu đánh bạc. Vì thế, lợi nhuận không thấy đâu mà chỉ thấy ngày càng... ngắc ngoải.

Mai Thanh

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Dệt may, da giày mong được giảm thuế (16/05/2012)

>   Viettel chính thức kinh doanh tại Mozambique (16/05/2012)

>   Thủ tướng sẽ quy định khung giá bán điện (16/05/2012)

>   Giảm thuế không thể cứu được ngành than (16/05/2012)

>   Thủy sản bị cảnh báo tại Mỹ tăng mạnh (16/05/2012)

>   Thị trường ô tô ế ẩm (15/05/2012)

>   Nhà máy lọc dầu Dung Quất lại dừng hoạt động (15/05/2012)

>   Chỉ là cơ chế thị trường nửa vời (15/05/2012)

>   Hàng loạt DN thủy sản phá sản: Hệ lụy từ đói nguyên liệu (15/05/2012)

>   Doanh thu của Vinashin giảm hơn 80% (15/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật