Thứ Ba, 15/05/2012 16:06

Chỉ là cơ chế thị trường nửa vời

Bộ Công Thương đã đề nghị đưa hai mặt hàng quan trọng là xăng dầu và điện ra khỏi danh mục định giá của dự thảo Luật Giá. Nhìn vào những lý lẽ của bộ đưa ra để bảo vệ cho quan điểm của mình, chúng ta có cảm giác Bộ Công Thương dường như là “người” của tập đoàn Điện lực và các công ty xăng dầu đầu mối. Lo lắng cho sự lãi lỗ của các công ty này hơn là sự sống còn của hàng trăm ngàn doanh nghiệp, hay nói chính xác hơn là của cả nền kinh tế.

Lý do chính yếu để Bộ Công Thương đi đến quyết định kiến nghị rút xăng dầu, điện ra khỏi danh mục những mặt hàng được định giá là nó không phù hợp với Luật Điện lực, Nghị định 84 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và những khoản lỗ của ngành điện và một số công ty xăng dầu đầu mối.

Ở đây chưa nói đến chuyện mọi luật lệ đều có thể thay đổi, nếu nó không tạo thuận lợi, thậm chí là có thể gây tổn thương cho nền kinh tế. Việc Bộ Công Thương chỉ dựa vào Luật Điện lực, Nghị định 84 để muốn loại điện, xăng dầu ra khỏi diện định giá, mà không quan tâm đến thực trạng của nền kinh tế, tính rất đặc thù của thị trường điện và xăng dầu nước ta, là điều rất không bình thường.

Đầu năm ngoái, các đợt tăng giá liên tiếp của điện, than, xăng dầu đã tiếp thêm năng lượng cho cơn bão lạm phát và tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế. Những đợt tăng giá xăng, dầu gần đây tuy không đủ sức tiếp thêm năng lượng cho lạm phát, nhưng nó cũng đã góp phần đẩy hàng chục ngàn doanh nghiệp vào cảnh khốn cùng. Bộ Công Thương đã bao giờ thử tính xem, những ngàn tỉ đồng thu được từ các đợt tăng giá đó để cắt lỗ cho ngành điện, xăng dầu có tương xứng với những mất mát, thiệt hại mà nó gây ra cho cộng đồng doanh nghiệp, cho nền kinh tế?

Sẽ là ngộ nhận nghiêm trọng nếu cho rằng, đề xuất đưa điện, xăng dầu ra khỏi danh mục định giá là để cho hai ngành này hoạt động theo cơ chế thị trường. Thực chất, nó chỉ giúp cho tập đoàn Điện lực, một số công ty xăng dầu đầu mối được tự do quyết định giá bán sản phẩm. Nói cách khác, đó sẽ chỉ là cơ chế thị trường nửa vời.

Sẽ không thể có cơ chế thị trường điện, than, xăng dầu đúng nghĩa, nếu nền tảng cơ bản của thị trường chưa hình thành. Nói một cách nôm na như người xưa, cơ chế thị trường thì phải có “trăm người bán, vạn người mua”. Còn thị trường điện, than và xăng dầu của Việt Nam hiện nay thì sao? Tập đoàn Điện lực, tập đoàn Than và Khoáng sản đang độc quyền thị trường điện, than. Còn xăng dầu thì ba doanh nghiệp đầu mối đang chiếm vị thế thống lĩnh. Sẽ chẳng bao giờ có cơ chế thị trường khi mà chỉ có một hoặc vài người bán, trong khi có đến hàng trăm ngàn doanh nghiệp, hàng triệu người mua.

Trong môi trường độc quyền đó và với sản phẩm thiết yếu như điện, xăng dầu, người tiêu dùng, doanh nghiệp còn có quyền được chọn lựa hay không, hay phải chấp nhận bất kỳ cái giá nào mà người bán muốn ấn định?

Quỳnh Mai

tbktsg

Các tin tức khác

>   Hàng loạt DN thủy sản phá sản: Hệ lụy từ đói nguyên liệu (15/05/2012)

>   Doanh thu của Vinashin giảm hơn 80% (15/05/2012)

>   Con tàu chết (15/05/2012)

>   PTSC M&C thực hiện 2 dự án dầu khí hơn 250 triệu USD (15/05/2012)

>   Kinh doanh xăng dầu: Dân có “đòi” thì giá mới giảm (15/05/2012)

>   Tăng giá điện: Ngành xi măng sẽ bị dồn đến chân tường (15/05/2012)

>   EVN bác thông tin xin tăng giá điện (15/05/2012)

>   “Trị bệnh” nhập siêu từ Trung Quốc (15/05/2012)

>   Ngành cà phê muốn soạn hợp đồng mẫu (15/05/2012)

>   Cơ chế tài chính “bó chân” xúc tiến thương mại (14/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật