Thứ Bảy, 19/05/2012 15:54

Kiến nghị Hy Lạp trưng cầu dân ý về việc ở lại eurozone

Thủ tướng Đức Angela Merkel kiến nghị Hy Lạp trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng tới đồng thời tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định xem Hy Lạp có nên ở lại khu vực đồng euro (eurozone) hay không.

Chính phủ Hy Lạp cho biết bà Merkel kiến nghị Hy Lạp trưng cầu dân ý để quyết định xem có nên ở lại eurozone hay không. Ảnh: Reuters

Các quan chức chính phủ Hy Lạp cho biết bà Merkel đưa ra kiến nghị trên trong một cuộc trò chuyện điện thoại với tổng thống Hy Lạp hôm 18-5. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Berlin phủ nhận bà Merkel đưa ra phát biểu trên.

Tuyên bố của văn phòng thủ tướng Hy Lạp cho biết trưng cầu dân ý không phải vấn đề mà chính phủ tạm quyền có thể quyết định.

Do các nhà lãnh đạo chính trị Hy Lạp không lập được chính phủ liên minh trong cuộc bỏ phiếu trước đó trong tháng, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại Hy Lạp có thể không trả được nợ và trở thành nước đầu tiên ra khỏi eurozone.

Ủy viên thương mại Liên minh châu Âu (EU) Karel De Gucht nói EU và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đang làm việc cho “một kịch bản khẩn cấp” nếu Hy Lạp bỏ đồng euro.

Thông tin trên được đưa ra trong lúc các nhà lãnh đạo G8, gồm Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Pháp Francois Hollande, họp hội nghị thượng đỉnh tại Washington (Mỹ). Các cuộc đàm phán tại hội nghị vào cuối tuần này tiếp tục tập trung vào các vấn đề kinh tế, trong đó cuộc khủng hoảng tại eurozone là chủ đề chính của hội nghị. Tại hội nghị, ông Hollande và ông Obama cũng bày tỏ ủng hộ Hy Lạp tiếp tục là thành viên của eurozone.

Ngày 18-5, cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch hạ tín nhiệm của Ngân hàng quốc gia và bốn ngân hàng khác của Hy Lạp xuống mức rác do các ngân hàng này có thể không thực hiện được nghĩa vụ tài chính nếu Hy Lạp ra khỏi eurozone.

Phúc Minh (theo BBC)

TBKTSG Online

Các tin tức khác

>   Nhật Bản-EU hợp tác đối phó khủng hoảng nợ công (19/05/2012)

>   ECB đi trước một bước trước ý định “ly khai” của Hy Lạp (19/05/2012)

>   Pháp và Mỹ ưu tiên giải quyết khủng hoảng kinh tế (19/05/2012)

>   Singapore giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế (18/05/2012)

>   Fitch: 29 ngân hàng lớn nhất thế giới thiếu hụt 556 tỷ USD (18/05/2012)

>   Khủng hoảng Eurozone ảnh hưởng đến kinh tế Ấn Độ (18/05/2012)

>   Nhật Bản không loại trừ can thiệp thị trường tiền tệ (18/05/2012)

>   Châu Phi vẫn tăng trưởng dù kinh tế toàn cầu bất ổn (18/05/2012)

>   Moody's hạ bậc tín nhiệm 16 ngân hàng Tây Ban Nha (18/05/2012)

>   Trung tâm tài chính New York: Thành công nhờ DN nhỏ (18/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật