Thứ Năm, 03/05/2012 15:47

Đức có thể là quốc gia châu Âu tiếp theo rơi vào suy thoái

Suy thoái đang lan rộng khắp châu Âu và Đức khó có thể tránh khỏi tình trạng tương tự.

Đức là nền kinh tế lớn nhất Eurozone và lớn thứ tư thế giới. Các nhà kinh tế cho rằng Đức sẽ rơi vào suy thoái, dù chỉ trong một thời gian ngắn

Đức là nền kinh tế lớn nhất Eurozone và lớn thứ tư thế giới. Các nhà kinh tế cho rằng Đức có thể rơi vào suy thoái, dù chỉ trong thời gian ngắn

Tuần trước, Tây Ban Nha và Anh tuyên bố nền kinh tế suy thoái trở lại sau hai quý sụt giảm liên tiếp, nâng tổng số quốc gia chính thức rơi vào suy thoái tại châu Âu lên con số 12.

Đức có thể là quốc gia tiếp theo của châu Âu chịu thảm cảnh tương tự dù đây là nền kinh tế lớn nhất Eurozone và lớn thứ tư thế giới. Kinh tế nước này giảm 0.2% trong quý 4/2011 và được dự báo sẽ tiếp tục sụt giảm trong ba tháng đầu năm nay. Theo dự kiến, số liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 1 của Đức sẽ được công bố vào giữa tháng 5.

Ông Christian Schulz, chuyên gia kinh tế của Berenberg Bank, ngân hàng tư nhân lâu đời nhất tại Đức nhận định: “Rất có khả năng, kinh tế Đức cũng suy giảm nhẹ trong quý 1, đáp ứng tiêu chuẩn của một cuộc suy thoái”.

Nhìn chung, kinh tế Eurozone cũng có thể rơi vào suy thoái nhẹ trong năm nay do các chương trình “thắt lưng buộc bụng” của Chính phủ - như nâng thuế và cắt giảm chi tiêu - đã tác động xấu đến tăng trưởng.

Do nền kinh tế tương đối khỏe mạnh nên Đức không cần phải áp dụng những biện pháp cải tổ khắc nghiệt mà nước này hối thúc các quốc gia khác thực hiện. Tuy nhiên tình trạng giảm tốc tại Eurozone đã tác động xấu đến nền kinh tế vốn phụ thuộc vào xuất khẩu của nước này.

Các công ty xuất khẩu của Đức cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự suy yếu của các nền kinh tế mới nổi, chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo ông Hans-Joachim Voth, giáo sư tài chính tại Đại học Pompeu Fabra (Barcelona) dự báo tiêu thụ nội địa của Đức sẽ khó tăng trưởng bùng nổ và do đó không thể bù đắp được sự sụt giảm của hoạt động xuất khẩu.

Bên cạnh đó, mức độ hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn chưa rõ ràng. Được biết, các chương trình cho vay dành cho hệ thống ngân hàng của ECB vào đầu năm nay đã hỗ trợ đắc lực cho các nền kinh tế khu vực.

Theo ông Natascha Gewaltig, Giám đốc Bộ phận Kinh tế châu Âu của Action Economics cho rằng sự yếu kém của Đức sẽ tác động tiêu cực đến Eurozone vì kinh tế nước này chiếm 1/3 sản lượng toàn khu vực.

Dù vậy, khả năng suy giảm mạnh là không thể xảy ra. Dù hoạt động sản xuất tại Đức bất ngờ sụt giảm trong tháng 4 nhưng hai chỉ số về niềm tin nhà đầu tư và doanh nghiệp lại hết sức lạc quan.

Hơn nữa, ông Christian Schulz cho rằng sức cạnh tranh của Đức vẫn còn cao và dù có xảy ra bất kỳ cuộc suy thoái nào thì cũng chỉ trong một thời gian ngắn. Theo ông, kinh tế Đức sẽ tăng trưởng trở lại trong quý 2 và tăng tốc vào cuối năm 2012.

Ông nói: “Nhìn chung các yếu tố cơ bản của Đức vẫn còn khả quan. Nền kinh tế đang chững lại do thiếu niềm tin vào việc khủng hoảng nợ sẽ được giải quyết ổn thỏa”.

Phước Phạm (Vietstock)

Finfonet

Các tin tức khác

>   "Nguy cơ suy thoái của nền kinh tế châu Á vẫn cao" (03/05/2012)

>   Nga trải thảm đỏ mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài (03/05/2012)

>   Canada độc chiếm nhiều ngân hàng 'khủng' nhất TG (03/05/2012)

>   Cuộc chơi kinh tế Mỹ - Trung trước thay đổi chính trị (03/05/2012)

>   EU bất đồng về những quy định tăng vốn ngân hàng (02/05/2012)

>   S&P nâng xếp hạng tín nhiệm Hy Lạp lên “CCC” (02/05/2012)

>   FED có thể không phải áp dụng kích thích bổ sung (02/05/2012)

>   Bỉ - "Cửa ngõ" cho Trung Quốc đầu tư vào châu Âu (02/05/2012)

>   Indonesia đối mặt với xu hướng lạm phát tăng cao (02/05/2012)

>   Ngân hàng nhân dân TQ: “Không đội nổi Chiếc mũ Ngân hàng toàn cầu” (02/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật