Thứ Năm, 03/05/2012 06:59

Cuộc chơi kinh tế Mỹ - Trung trước thay đổi chính trị

Những thay đổi vị trí lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc trong thời gian tới liệu có thể là một cơ hội tạo nên sự thay đổi trong ngành kinh doanh của Mỹ?

Kỳ vọng của Mỹ

Là một thị trường hấp dẫn nhưng có chắc Trung Quốc sẽ là nơi tốt nhất để các nhà kinh doanh đặt hết hi vọng?

Mới đây, một quyết định mà chính Mỹ đưa ra có thể làm làm thay đổi diện mạo "cuộc chơi" kinh tế với Trung Quốc. Mỹ công bố những hiệp ước cứng rắn hơn trong đàm phán đầu tư với các quốc gia khác. Theo đó nước này sẽ tăng cường hoạt động kinh doanh và giải quyết những méo mó của các thị trường trong đó có Trung Quốc. Câu hỏi được đặt ra là liệu Mỹ có đủ cứng rắn để làm điều đó.

Chuyên gia thương mại tại Dewey & LeBoeuf cho biết, nó chỉ phần nào đáp ứng được những lo ngại của khu vực kinh tế tư nhân cũng như của chính phủ. Mặc dù đã có những bước tiến nhất định nhưng không phải là câu trả lời hoàn chỉnh cho những vấn đề của các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc.

"Điều đáng thất vọng là họ đã làm việc này 3 năm nay nhưng vẫn không thể giải quyết được những vấn đề lớn nhất mà ngành kinh doanh bận tâm nhiều - đó chính là các doanh nghiệp nhà nước", một nhà điều hành doanh nghiệp công nghệ tại Trung Quốc cho biết. Viện Thương mại Hoa Kỳ cũng có cùng mối quan ngại.

Vậy điều gì đang xảy ra và sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ?

WalMart là một trong số DN buộc phải đóng cửa hoạt động tại Trùng Khánh.

Viễn cảnh 1: Sự trì trệ

Lợi ích cố hữu của giới lãnh đạo cũng như quan chức địa phương nằm trong các doanh nghiệp nhà nước. Nếu vậy thì cơ hội dành cho các doanh nghiệp nước ngoài có lẽ không nhiều.

Ông Lâm Tả Minh, chủ tịch tập đoàn nhà nước Trung Quốc AVIC vừa bày tỏ quan điểm hết sức cứng rắn của mình. Theo ông cảnh báo thì tháng này là thời điểm mà các thế lực thù địch quốc tế lợi dụng để làm lung lay bộ máy lãnh đạo.

Họ muốn tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước- động lực chính của Đảng cộng sản Trung Quốc. Như vậy, Mỹ sẽ đạt được gì từ tham vọng của mình?

Viễn cảnh 2: Thay đổi dần dần

Đối mặt với những hạn chế về mô hình kinh tế, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh công cuộc cải cách. Gần đây, Trung Quốc đã đổi mới đáng kể trong khu vực tài chính. Sắp tới họ cũng sẽ thay đổi đội ngũ lãnh đạo. Trong khi đó, một nhóm chuyên gia cố vấn chính phủ và World Bank vừa đưa ra báo cáo kêu gọi Trung Quốc thu hẹp khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Ông John Huntsman, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc nhận định báo cáo trên chỉ là một văn bản nhiều tham vọng. Nhưng ông cũng nói thêm, Tập Cận Bình -  người có thể trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của Đảng Trung Quốc có thể tạo nên một vài thay đổi trong khoảng thời gian từ 2013-2016. Tất cả còn đang ở phía trước, và có lẽ sự chuyển biến chỉ được thực hiện một cách từ từ và đầy cân nhắc

Viễn cảnh 3: Tiếng vang lớn

Trước viễn cảnh về một cuộc khủng hoảng tài chính hay sự sụp đổ của thị trường nhà đất, Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc cải tổ toàn diện. Trước đây, làn sóng tự do hóa thị trường tại Trung Quốc từng khá rầm rộ.

Trung Quốc đã tận dụng việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới để tạo động lực thực hiện cuộc cải cách lớn vào những năm 1990. Mỹ cũng có thể cân nhắc về hiệp ước song phương sửa đổi vừa qua với phương thức tương tự.

Mỹ có hơn 40 hiệp ước nhằm tăng cường lĩnh vực kinh doanh ngoài biên giới. Nước này đưa thêm những hiệp ước mới vào thực tiễn năm 2009 trong khi bổ sung những tiêu chuẩn về lao động cũng như môi trường kinh doanh. Và hiệp ước được đưa ra tuần qua chính là cơ sở cho những hiệp ước tiếp theo trong đàm phán với từng quốc gia. Và Trung Quốc nằm trong danh sách tiềm năng.

Hiệp ước mới lần này sẽ giải quyết những vấn đề chính của Trung Quốc trong đó có việc chuyển giao công nghệ và minh bạch hóa các tiêu chuẩn về sản phẩm. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp nhà nước và sự méo mó của thị trường do tình trạng bao cấp gây ra, thì không hề dễ dàng.

Một quan chức cho biết, bất cứ hiệp ước nào với Trung Quốc sẽ phá vỡ sân chơi và giải quyết những mối quan tâm hàng đầu cho nhà đầu tư Mỹ và lợi ích Mỹ. Vì thế hiệp ước mới sẽ dẫn đến nhiều đàm phán trong tương lai. Điều này sẽ phần nào gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của Mỹ.

Dẫu vậy, trong khi chờ đợi và quan sát những diễn biến chính trị của Trung Quốc, một hiệp ước đầu tư song phương có thể trở thành một động lực tốt nhất để phán đoán nơi nào mà các hợp tác kinh doanh nên được tập trung và hướng tới.

HUNGNINH (THEO WSJ)

diễn đàn kinh tế việt nam

Các tin tức khác

>   EU bất đồng về những quy định tăng vốn ngân hàng (02/05/2012)

>   S&P nâng xếp hạng tín nhiệm Hy Lạp lên “CCC” (02/05/2012)

>   FED có thể không phải áp dụng kích thích bổ sung (02/05/2012)

>   Bỉ - "Cửa ngõ" cho Trung Quốc đầu tư vào châu Âu (02/05/2012)

>   Indonesia đối mặt với xu hướng lạm phát tăng cao (02/05/2012)

>   Ngân hàng nhân dân TQ: “Không đội nổi Chiếc mũ Ngân hàng toàn cầu” (02/05/2012)

>   "Kinh tế châu Á phụ thuộc vào biến động bên ngoài" (02/05/2012)

>   Lợi nhuận của hãng Toyota và Daimler tăng mạnh (01/05/2012)

>   Coca Cola bác bỏ tin sẽ thâu tóm Monster Beverage (01/05/2012)

>   Ngân hàng Trung ương Australia cắt mạnh lãi suất (01/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật