Thứ Hai, 14/05/2012 11:33

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng được cứu?

Thời gian sắp tới, việc Chính phủ tăng cường đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản các công trình sẽ góp phần đẩy nhanh lượng hàng tồn kho cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Hàng tồn kho lớn

Thị trường bất động sản trầm lắng và việc cắt giảm đầu tư công, đầu tư cho các công trình xây dựng, hạ tầng... đã kéo theo hàng loạt các ngành hàng liên quan đến lĩnh vực này lâm vào tình trạng đình trệ.

Theo Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm nay, chỉ số tiêu thụ của ngành sắt, thép giảm 2,2%; sản xuất xi măng giảm 9,5%; sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện giảm 18,3%... Bên cạnh đó, chỉ số hàng tồn kho của các ngành này cũng tăng cao như sản xuất xi măng tăng 44,2%, sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 16,7%; sản xuất sắt, thép tăng 1,1%...

Cụ thể, hàng tồn kho ở ngành thép dự kiến trong năm 2012 khoảng gần 500.000 tấn. Hàng tồn kho của ngành xi măng hiện khoảng 2 triệu tấn trong 3 tháng đầu năm 2012. Đây đều là con số báo động

Ông Phạm Việt Cường, Tổng giám đốc CTCP Thép Sông Hồng cho biết “lãi suất cao, nguyên vật liệu đầu vào như điện, than, xăng tăng khiến cho các doanh nghiệp sản xuất lỗ nặng. Dừng lò cũng lỗ mà sản xuất thì lại càng lỗ nhiều hơn”.

Không chỉ ngành thép, tình hình của ngành xi măng còn tệ hơn rất nhiều. Đơn cử như Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM), năm 2011, chi phí tài chính đã “ngốn” gần hết lợi nhuận của doanh nghiệp, với 3.319/3.859 tỷ đồng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất gạch và các “phụ kiện” khác như chiếu sáng, nội thất đều trong tình trạng ế hàng và lượng hàng tồn kho lớn.

Đã có thuốc giải

Trước thực trạng khó khăn của doanh nghiệp, cuối tuần trước Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký nghị quyết 13/NQ-CP trong đó đưa các gói giải pháp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp như giảm, giãn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, giãn thời hạn nộp tiền sử dụng đất...

Tiến sĩ Vũ Nhữ Thăng – Viện trưởng Viện chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, qua theo dõi các chỉ số của các ngành hàng từ tháng 1 cho đến ngày 1/3 , Bộ Tài chính thấy rằng lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp chiếm 34,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 4 lượng hàng tồn kho khoảng trên 23%.

Chính vì vậy, mục tiêu nhóm giải pháp này là giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong thời gian trước mắt và đưa ra các biện pháp tháo gỡ nhằm khơi thông thị trường cũng như giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.

Theo tính toán của ông Thăng, khi Nhà nước giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp tức là tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm một dòng vốn lưu động trong thời gian gia hạn. Ước tính tổng giá thị thuế giá trị gia tăng này là 12.300 tỷ đồng, tính theo lãi suất ngân hàng 16%/năm tương đương 1.000 tỷ đồng. Đây chính là khoản tiền Nhà nước đã để lại cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất .

Bên cạnh đó, Nhà nước còn đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, chi tiêu công, như vậy giúp doanh nghiệp nói chung tháo gỡ hàng tồn kho như sắt thép, xi măng ... cho các công trình xây dựng cơ bản.

Anh Đào

vnmedia

Các tin tức khác

>   Hàng loạt DN thủy sản sắp phá sản: Sụp đổ dây chuyền (14/05/2012)

>   Thế chấp hàng tồn kho để khôi phục sản xuất (14/05/2012)

>   Không thể dồn tiền cho Vinalines (14/05/2012)

>   Các hội đang ở đâu? (14/05/2012)

>   Ngành bán lẻ: Kẻ khóc, người cười (14/05/2012)

>   Hướng phát triển bền vững cho nghề nuôi cá tra (13/05/2012)

>   Tập đoàn Sanofi sắp xây nhà máy thứ 3 ở Việt Nam (13/05/2012)

>   Tháng 4/2012, ô tô tiếp tục ế (13/05/2012)

>   Giảm 30% giá du lịch: Thách đố doanh nghiệp? (13/05/2012)

>   Trong 4 tháng, trên 5.000 doanh nghiệp bán lẻ giải thể (13/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật