Thứ Bảy, 14/04/2012 16:30

Tìm lời giải để xuất khẩu cà phê

Mặc dù XK cà phê của Việt Nam đã vươn lên vị trí số 2 thế giới, tuy nhiên để XK cà phê bền vững thì chúng ta phải quay về tìm lời giải cho 2 vấn đề khó khăn: Một là làm sao để có chất lượng cà phê ổn định, hai là xây dựng thương hiệu tốt.

Để có chất lượng cà phê ổn định, muốn vậy phải kiểm soát được từ khâu đầu tiên (người nông dân) đến khâu cuối cùng (sản phẩm) thì tôi bảo đảm sẽ kiểm soát và nâng cao chất lượng cà phê. Bởi Việt Nam thường có tình trạng những lô đầu xuất thì tốt, sau đó lại để tình trạng không đảm bảo vấn đề canh tác, không tuân thủ những tiêu chí khi áp dụng khoa học kỹ thuật nên chất lượng không đảm bảo. Thứ hai là công tác xây dựng thương hiệu, khắc phục những điểm yếu của hệ thống phân phối và củng cố năng lực cạnh tranh trong mối tương quan với các đối thủ khác, quốc gia khác cùng ngành.

Về phía Tập đoàn Trung Nguyên, chúng tôi đã làm 2 việc,  xây dựng chiến lược phát triển ngành cà phê quốc gia và triển khai phát triển thương hiệu Trung Nguyên ra bên ngoài bằng những nhãn hiệu mới, mô hình mới (G7) để chiến thắng trên thị trường quốc tế.

Bấy lâu nay, Việt Nam mới chỉ XK nguyên liệu thô, trong khi chúng ta có thể chế biến toàn bộ cà phê sản xuất trong nước để gia tăng giá trị. Cũng giống như chiến lược phát triển cây cọ dầu ở Malaysia, Việt Nam hoàn toàn có khả năng lấy cà phê làm trung tâm, chế biến, đóng gói, nhập cả những sản phẩm phụ để đóng gói thành phẩm rồi bán cho các nhà xây dựng thương hiệu khác, để người ta có thể gắn tên của họ vào.

Do đó, cần thay đổi từ vĩ mô để thúc đẩy những doanh nghiệp như chúng tôi phát triển, nhất là phải có những chính sách riêng. Chẳng hạn như năm 2011 vừa qua, chỉ một tập đoàn cà phê nổi tiếng của Đức đã đạt doanh thu 400 triệu USD/năm, trong khi đó doanh thu XK của toàn ngành cà phê Việt Nam mới đạt 2,4 tỷ USD, với 2,6 triệu người nông dân trồng cà phê trên diện tích hơn 558 ngàn ha đất canh tác, sản lượng ước khoảng 1,14 triệu tấn. Trong khi nhiều người tham gia, diện tích trồng nhiều, sản lượng nhiều nên thực tế giá trị mang lại quá ít. Trên thương trường quốc tế, sự cạnh tranh rất khốc liệt, chúng ta là người đi sau, cả nền móng về thương mại, khả năng đóng gói, trình bày, marketing đều rất yếu, nhưng rất tiếc chúng ta vẫn chưa khắc phục được.

Vì thế, muốn phát triển bền vững, doanh nghiệp phải có chiến lược đúng đắn, cộng với chính sách vĩ mô tốt thì mới thành công. Muốn nâng cao sức cạnh tranh, doanh nghiệp phải làm sao để sản xuất ra sản phẩm chiến thắng từ việc dựa trên nguồn nguyên liệu, công nghệ tiên tiến, bí quyết, mô hình kinh doanh như thế nào.

Chẳng hạn, Trung Nguyên đã nhận thấy tiềm năng của thị trường Trung Quốc rất lớn. Chúng tôi đặt mục tiêu sẽ lấy của mỗi người Trung Quốc 1 USD/năm, dự kiến trong năm 2012 doanh số của Trung Nguyên tại Trung Quốc khoảng 50 triệu USD. Chúng tôi đã khảo sát các tên tuổi như Nestly và Starbuck, họ đã đạt doanh thu lớn tại Trung Quốc. Nhưng để thâm nhập sâu rộng vào thị trường Trung Quốc, chúng tôi không phải làm theo hướng chỉ xây dựng thương hiệu như bây giờ, mà còn xây dựng thương hiệu cho vấn đề gia công, cho vấn đề nỗ lực ngay từ giai đoạn đầu, bỏ các khâu trung gian qua các nhà rang xay lớn nhất thế giới cung cấp nguyên liệu, cái này hoàn toàn chúng ta làm được, đây là tiếp cận phương thức mới. Nếu thị trường không có biến động lớn, thì Trung Nguyên dự kiến doanh số tại thị trường Trung Quốc sẽ cao gấp đôi hàng năm.

Đặng Lê Nguyên Vũ

tbktvn

Các tin tức khác

>   Hỗ trợ lãi suất cho DN tạm trữ 200.000 tấn đường (13/04/2012)

>   Gạo xuất khẩu tăng giá (13/04/2012)

>   Cao su kỳ hạn tăng theo cổ phiếu và dầu (13/04/2012)

>   Giá cacao phục hồi từ mức thấp ba tháng, cà phê và đường tăng (13/04/2012)

>   Mua tạm trữ đường để làm gì? (11/04/2012)

>   Sản lượng cao su toàn cầu giảm nhẹ (11/04/2012)

>   Giá đậu tương toàn cầu cao nhất 7 tháng qua (10/04/2012)

>   Giá cà phê Ấn Độ có khả năng tăng do nhu cầu xuất khẩu (10/04/2012)

>   Lúa gạo: Giá tăng, thương lái than lỗ (10/04/2012)

>   Thị trường xuất khẩu gạo đang có dấu hiệu tích cực (09/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật