> >
Thứ Ba, 03/04/2012 15:47

DỰ ÁN CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI:

Nhiều nhà đầu tư đăng ký “giữ chỗ”

Báo cáo về tình hình đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP.Hà Nội cho thấy, một số nhà đầu tư (NĐT) chỉ đăng ký dự án theo kiểu “giữ chỗ”, trong khi năng lực tàì chính còn hạn chế, quá trình thực hiện dự án dài, NĐT gặp khó khăn trong việc huy động vốn triển khai do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.

Đáng chú ý, nguồn vốn đầu tư thực tế chỉ bằng 40% vốn đầu tư đăng ký.

Giảm đột ngột về vốn đầu tư đăng ký

Hà Nội là một trong những địa phương thu hút số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất cả nước trong hơn 10 năm qua. Với 2.003 dự án và tổng số vốn 13,63 tỉ USD (theo đăng ký). Trong đó, chỉ với 95 dự án, nhưng số vốn đầu tư BĐS lên tới 9,58 tỉ USD.

Theo UBND TP.Hà Nội, vốn đăng ký giai đoạn 2006-2010 bằng 74,1% tổng số vốn đăng ký từ năm 2000 đến nay. Tuy nhiên, giai đoạn 2009-2011 có sự giảm đột ngột về vốn đầu tư đăng ký cũng như vốn giải ngân thực hiện do tình hình suy giảm kinh tế tài chính của các nước trên thế giới. Cũng trong giai đoạn này, TP đang lập quy hoạch chung xây dựng thủ đô, dẫn đến việc tạm dừng để rà soát hàng loạt các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư. Ngoài ra, khung giá đất bồi thường GPMB ở Hà Nội cao hơn so với các địa phương khác. Thị trường BĐS đóng băng dẫn đến việc triển khai một số dự án BĐS cầm chừng hoặc ảnh hưởng đến lĩnh vực liên quan như thi công xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng...

Cũng theo UBND TP, trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở HN, vốn đầu tư luôn có một khoảng trễ so với vốn đầu tư đăng ký (chỉ bằng 40% vốn đầu tư đăng ký). Về nguyên nhân, UBND TP cho rằng do một số NĐT đăng ký giữ chỗ, năng lực tài chính còn hạn chế, quá trình thực hiện kéo dài, NĐT gặp khó khăn trong việc huy động vốn triển khai dự án...

Tuy nhiên, UBND TP cho biết, nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài được triển khai, đi vào hoạt động như các dự án nằm trong khu công nghiệp, sân golf, trung tâm thương mại, công nghệ thông tin, viễn thông... Chỉ riêng giai đoạn 2006-2011, các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã nộp ngân sách nhà nước khoảng 2,56 tỉ USD, giải quyết việc làm cho trên 200.000 lao động.

Phần lớn các dự án chậm tiến độ

Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào BĐS tại Hà Nội, theo Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi, vài năm trở lại đây đã chững lại. Trong 95 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư để hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh BĐS còn hiệu lực, thì có 88 dự án đã có quyết định cho thuê đất của cấp có thẩm quyền. 7 dự án còn lại có giấy chứng nhận đầu tư, nhưng chưa có quyết định cho thuê đất.

Rà soát các dự án sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực BĐS cho biết, nhìn chung, các chủ đầu tư sau khi được giao mặt bằng để thực hiện dự án đều sử dụng đất đúng mục đích. Tuy nhiên, vẫn có chủ đầu tư tự ý xây dựng sai quy hoạch được duyệt khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền như dự án EuroLand của Cty TNHH TSQ Việt Nam tại KĐT Mỗ Lao, quận Hà Đông.

Đáng chú ý, phần lớn các dự án đều có tiến độ chậm hơn so với tiến độ được quy định tại giấy chứng nhận đầu tư. Nhiều dự án gặp khó khăn trong công tác GPMB (như dự án KĐT Nam Thăng Long bắt đầu GPMB từ năm 2005, nhưng đến nay vẫn chưa xong). Bên cạnh đó, có một số chủ đầu tư sau khi nhận mặt bằng sạch vẫn chậm triển khai xây dựng như dự án của Cty TNHH Booyoung Vina tại KĐT Mỗ Lao. Đa số các dự án trong quá trình triển khai xây dựng đều đề nghị điều chỉnh quy hoạch làm ảnh hưởng đến tiến độ. Liên quan tới việc cấp sổ đỏ cho các hộ dân mua nhà tại các dự án này, các chủ đầu tư thường làm thủ tục chậm hơn so với yêu cầu. Đặc biệt, qua rà soát, TP phát hiện 4 dự án không triển khai, đề nghị phải thu hồi với tổng vốn đăng ký lên tới 312 triệu USD.

Về định hướng tới năm 2020, UBND TP.Hà Nội cho biết, vẫn tiếp tục thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bất động sản, cải thiện môi trường đầu tư. Trong đó, tập trung vào phát triển hạ tầng khu công nghiệp, nhà ở, khu đô thị, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, sân golf.

Xuân Thu

LAO ĐỘNG


>   AZ Land: Nguy cơ đổ bể hàng loạt dự án (03/04/2012)

>   Thiếu thông tin về thị trường bất động sản (03/04/2012)

>   Hà Nội muốn dành “đất vàng” xây trường học (03/04/2012)

>   Mua lại nhà ế: Doanh nghiệp chỉ lãi 10% (03/04/2012)

>   "Cò" bất động sản tự do: Chết mòn (03/04/2012)

>   Bỏ khung giá đất: Tăng cường cơ chế giám sát (02/04/2012)

>   Vốn cho bất động sản: Không thể trông hết vào ngân hàng  (02/04/2012)

>   Việt Nam sẽ trở thành thị trường đầu tư địa ốc trọng điểm (02/04/2012)

>   Đại gia địa ốc: "Còn mỗi nhà tôi, mua không?" (02/04/2012)

>   Sẽ đánh thuế nhà (02/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật