Thứ Năm, 26/04/2012 16:56

Hết thừa đường thì giờ lo thiếu hụt

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đánh giá với tình hình vẫn tiếp tục xuất khẩu đường sang Trung Quốc như hiện nay, nếu không có chính sách tạm trữ để giữ đường cung ứng cho vụ sản xuất các tháng sau thì khả năng đến tháng 8, 9/2012 thị trường sẽ bị thiếu đường.

Điều đáng quan tâm là trong tháng 2 năm nay, chính Hiệp hội mía đường Việt Nam rồi Bộ NN-PTNT luôn tục thúc ép Bộ Công Thương cho phép xuất khẩu đường do lượng đường tồn đọng quá lớn khi các nhà máy đi vào sản xuất đồng loạt.

Theo Bộ NN-PTNT, tính đến ngày 15/4 đã có 16 nhà máy đường dừng sản xuất. Các nhà máy đã ép được 12.615.000 tấn mía, sản xuất được 1.118.000 tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép tăng  1.280.000 tấn, lượng đường sản xuất tăng 78.700 tấn.

Lượng đường tồn tại kho các nhà máy tính đến ngày 15/4 là 355.000 tấn, thấp hơn cùng kỳ  năm trước 169.900 tấn. Lượng đường các nhà máy bán ra từ  15/3 đến 15/4 là 219.700 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 146.800 tấn.

Lượng đường tiêu thụ tăng được giải thích là do các doanh nghiệp kinh doanh thu mua và xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đến thời điểm hiện nay, theo số liệu báo cáo của các nhà máy cho Hiệp hội mía đường Việt Nam, vụ sản xuất 2011-2012 dự kiến ép được 14,6 triệu tấn mía, sản xuất được 1.313 ngàn tấn đường, giảm 87 ngàn tấn so với kế hoạch ban đầu. Sản lượng đường dự kiến sản xuất được từ nay đến cuối vụ là 195 ngàn tấn, cộng với số lượng đường tồn kho (355 ngàn tấn) và lượng đường sẽ nhập khẩu theo thỏa thuận WTO (70 ngàn tấn) thì tổng lượng đường có từ nay đến đầu vụ sau là 620 ngàn tấn.

Lượng đường này vừa đủ cho nhu cầu trong nước từ nay đến đầu vụ sau và thực tế còn bị thiếu nếu không tính đường nhập lậu.

Hiện do nhu cầu tăng nên giá đường khu vực miền Nam và miền Trung có nhích lên khoảng 200 đến  500 đồng/kg. Ở miền Bắc, giá vẫn giữ nguyên và có nhà máy giảm giá khoảng 300 đồng/kg so với tháng trước. Hiện nay, giá bán đường trắng loại 1 đã có thuế VAT tại kho nhà máy trên cả nước phổ biến ở mức 16.500 đến 16.700 đồng/kg.

Bên ngoài thị trường, giá đường mà người tiêu dùng mua được 22.000 - 23.000 đồng/kg tùy loại.

Giá mua mía 10 CCS tại ruộng vẫn ổn định như tháng trước. Ở khu vực miền Bắc, giá từ 900.000 đến 1.050.000 đồng/tấn. Ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, giá từ 900.000 đến 1.070.000 đồng/tấn. Ở khu vực Đông Nam Bộ, giá từ 1.000.000 đến 1.100.000 đồng/tấn. Và ở khu vực ĐBSCL, giá giảm xuống còn 950.000 đồng/tấn.

Hồng Ngọc

tbktsg

Các tin tức khác

>   Sản lượng cà phê Costa Rica giảm 5% trong niên vụ tới (26/04/2012)

>   Giá cacao tăng vọt gần 5%, cà phê cũng tăng giá (26/04/2012)

>   Phê duyệt hiệp định dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN+3 (25/04/2012)

>   Cục trồng trọt: Người dân đang quay lưng với cây điều (25/04/2012)

>   Đăng ký hợp đồng xuất khẩu 4,219 triệu tấn gạo (25/04/2012)

>   Trà Vinh xuất khẩu lúa giống sang Campuchia (25/04/2012)

>   Giao dịch hồ tiêu trên sàn quốc tế (25/04/2012)

>   “Chiêu” dìm giá của giới đầu cơ hồ tiêu quốc tế (24/04/2012)

>   Đường thô ICE giảm xuống mức thấp nhất 11 tháng, cà phê tăng (23/04/2012)

>   Giá cà phê: Ai mong đáy, ai chờ đỉnh? (21/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật