Thứ Tư, 25/04/2012 15:40

HBB công bố phương án sáp nhập vào SHB

Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội – Habubank (HNX: HBB) vừa công bố dự thảo về phương sáp nhập ngân hàng này với SHB.

* Toàn văn Đề án sáp nhập

HBB cho biết, đây là một quyết định đã được HĐQT của HBB cân nhắc một cách cẩn trọng trên cơ sở đảm bảo tối đa quyền lợi cho các cổ đông, cán bộ nhân viên trong điều kiện hiện nay của Ngân hàng.

Việc sáp nhập HBB vào SHB là việc chuyển toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ của HBB với các khách hàng, đối tác, nhân viên cho SHB kể từ ngày nhận sáp nhập. Quá trình này, được sự kiểm soát và hỗ trợ chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) các cấp để đảm bảo quá trình diễn ra thành công, không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, khách hàng và các bên liên quan.

Phương án được đưa ra như sau:

1 cổ phần HBB sẽ được hoán đổi 0.75 cổ phần SHB sau khi sáp nhập.

Tổng số cổ phần mà cổ đông HBB nhận khi hoán đổi sẽ được làm tròn theo nguyên tắc làm tròn xuống số nguyên gần nhất.

Đề cập đến sự cần thiết phải đi đến phương án sáp nhập, HĐQT của HBB cho rằng, các khoản vay từ Vinashin đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng, nhất là với chi phí vốn ngày càng cao, dẫn đến hệ quả là tình hình tài chính và chất lượng tài sản có từ năm 2011 và đến nay bị suy giảm rất nhiều. Với tình hình như vậy thì ngân hàng cần có ngay các giải pháp tích cực để giải quyết tình trạng này một cách có hiệu quả. Một trong những giải pháp tích cực nhất là thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoạt động một cách toàn diện thông qua hoạt động sáp nhập với TCTD khác, điều này cũng phù hợp với chủ trương, định hướng của NHNN.

Một số lý do khác được HĐQT của HBB đưa ra như sau:

Thứ nhất, HBB thiếu kế hoạch mở rộng hoạt động và phát triển kinh doanh đủ tham vọng nên đã phải gánh những hậu quả đáng tiếc như không có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ khi thị trường khủng hoảng; không có khả năng thích nghi tốt khi tình hình có những dấu hiệu bất lợi đối với thị trường/ sản phẩm truyền thống của Ngân hàng;

Thứ hai, với quy mô và khả năng hiện tại thì HBB sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển thị trường và có thể yếu thế trong quá trình cạnh tranh khi các đối thủ cạnh tranh cũng đang đẩy mạnh hoạt động hợp nhất/sáp nhập để vươn tới tầm khu vực. Việc xây dựng phương án sáp nhập phù hợp với xu hướng phát triển sẽ giúp HBB tham gia tiến trình này một cách chủ động, có khả năng vượt qua khó khăn và nâng cao khả năng cạnh tranh khi nền kinh tế mở cửa ngày càng sâu rộng hơn.

Cuối cùng, HBB cũng phải chịu áp lực tái cơ cấu để nâng cao năng lực tài chính, cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng trưởng về quy mô và thị phần theo chủ trương chung của ngành ngân hàng.

Ngân hàng mới sẽ có vốn điều lệ gần 9,000 tỷ đồng

Việc sáp nhập dự kiến sẽ tạo ra một ngân hàng mới có vốn điều lệ gần 9,000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100,000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước. Số lượng khách hàng khoảng 500,000 và hơn 5,000 nhân viên.

Có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho Ngân hàng mới gồm công ty chứng khoán, công ty quản lý tài sản của Ngân hàng.

Đồng thời, ngân hàng mới có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng SME hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau;

Ngoài ra, ngân hàng mới cũng có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân thành thị.

Quá trình thực hiện sáp nhập sẽ trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị

• Ban nghiên cứu dự thảo Phương án Sáp nhập; Hợp đồng Sáp nhập; điều lệ ngân hàng sau sáp nhập; Nhân sự ngân hàng sau sáp nhập

• Thông qua ĐHĐCĐ các bên các hồ sơ tài liệu liên quan;

• Thực hiện các công tác kiểm kê, kiểm toán và các công tác phục vụ quá trình sáp nhập

• Xây dựng Bộ hồ sơ Sáp nhập trình NHNN để có chấp thuận nguyên tắc về việc sáp nhập

Giai đoạn 2: Triển khai các thủ tục sáp nhập

• Hoàn thiện các nội dung theo yêu cầu của NHNN

• Nộp hồ sơ xin phép phát hành lên UBCKNN

• Nhận giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chứng

• Hoàn thiện Hồ sơ sáp nhập

• Nộp Bộ hồ sơ Sáp nhập trình NHNN để có chấp thuận cuối cùng về việc sáp nhập

Giai đoạn 3: Hoàn tất giao dịch sáp nhập

• Chính thức Sáp nhập, đăng ký kinh doanh cho ngân hàng sáp nhập (mạng lưới và công ty con)

• Chuyển giao và đăng ký tài sản cho ngân hàng sáp nhập

• Chấm dứt hoạt động, đóng mã số thuế HBB

• Thực hiện chương trình sau sáp nhập

Một số chỉ tiêu dự kiến của ngân hàng mới trong 3 năm tới

Thủy Tiên (Vietstock)

FINFONET

Các tin tức khác

>   SHB và HBB: Có “kèo trên, kèo dưới”? (25/04/2012)

>   Một cá nhân đã mua 90% vốn Chứng khoán Quốc gia (24/04/2012)

>   KienLongBank phủ nhận thông tin định hướng sáp nhập (24/04/2012)

>   Chủ tịch NTP: Khó tránh thâu tóm, song thao túng không dễ! (24/04/2012)

>   NĐT Nhật Bản rất quan tâm tới các thương vụ M&A lớn (24/04/2012)

>   Sáp nhập MobiFone và VinaPhone: “Mỏ vàng” ai dễ buông tay (24/04/2012)

>   Beeline sắp biến mất khỏi Việt Nam (23/04/2012)

>   QLQ Thép Việt đổi tên thành VinaWealth (23/04/2012)

>   Trường Hải mua 51% cổ phần một doanh nghiệp Hàn Quốc (22/04/2012)

>   Thành Thành Công lên kế hoạch mua cổ phần BHS (21/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật