Thứ Năm, 19/04/2012 09:52

Doanh nghiệp Nhà nước phải theo nguyên tắc lời ăn lỗ chịu

Việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước là làm thế nào để khu vực doanh nghiệp này không phát sinh nợ xấu sau này. Về cơ bản là phải thay đổi cách nhìn về vai trò của doanh nghiệp Nhà nước, áp dụng điều kiện kinh doanh theo nguyên tắc lời ăn lỗ chịu…”.

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý chính sách kinh tế Việt Nam (CIEM) hiến kế để tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thành công.

Theo đánh giá của TS. Nguyễn Đình Cung, mục đích tái cơ cấu là làm sao phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực mà doanh nghiệp Nhà nước đang nắm giữ. Có thể sau khi tái cơ cấu, nguồn lực này sẽ chạy sang khu vực khác. Nguyên do có thể do khu vực này không sử dụng hiệu quả phần nguồn lực đó, phần vì cần phải mở rộng phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Với mục tiêu như vậy, thì việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước phải thực hiện trên 3 lĩnh vực. Thứ nhất là áp dụng điều kiện kinh doanh thật khắt khe, theo cơ chế thị trường như là doanh nghiệp ngoài nhà nước, đó chính là nguyên tắc lời ăn lỗ chịu.

Theo đó, những chính sách tạo ra lợi thế, trợ cấp và biện pháp can thiệp hành chính trực tiếp đối với doanh nghiệp Nhà nước phải bãi bỏ. Còn lợi thế của doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà Nhà nước chi phối hoặc độc quyền phải được giám sát và kiểm soát.

Thứ hai là xây dựng và áp dụng một khuôn khổ quản trị các doanh nghiệp Nhà nước theo thông lệ quốc tế.

Thứ ba là cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh, sắp xếp lại tổ chức, đổi mới lại hệ thống quản lý và áp dụng phương thức quản lý hiện đại.

Tuy nhiên, theo ông Cung, ở giải pháp thứ 3 này: “Nếu chỉ đổi mới ở giải pháp này nhưng không tạo môi trường kinh doanh mới, thể chế hoạt động không được đổi mới mà vẫn vận hành như cũ thì chưa chắc đã tốt hơn. Bởi vì thể chế đó không tạo ra động lực để người ta thay đổi và sự giám sát để buộc các doanh nghiệp Nhà nước thay đổi, nỗ lực để làm công việc tốt hơn. Do đó, cần phải làm mạnh giải pháp thứ nhất và thứ hai, có như vậy thì giải pháp thứ ba triển khai mới có hiệu quả”.

Cũng theo gợi ý từ ông Cung, để tái cơ cấu thành công, sự lựa chọn đầu tiên là sắp xếp phân loại doanh nghiệp. Trong số 1.300 doanh nghiệp Nhà nước thì giữ lại 700 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, còn cổ phần hóa 600 doanh nghiệp trong vòng 3 năm từ nay cho đến năm 2015. Đồng thời thoái vốn ở những lĩnh vực mà nhà nước không cần nắm giữ ở những doanh nghiệp trước đây đã cổ phần hóa (khoảng hơn 4.000 doanh nghiệp) và có nắm giữ cổ phần. Việc cổ phần hóa này sẽ kích thị trường phát triển và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển.

Ngoài ra, Chính phủ nên ban hành quy chế công khai hóa, minh bạch hóa thông tin đối với doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, xây dựng quy chế công bố thông tin đối với tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Nếu làm được điều này sẽ có tác động rất lớn và áp lực giám sát của Nhà nước sẽ giảm đi vì có thị trường, các bên liên quan, nhà tư vấn trong nước và quốc tế “giám sát” hộ thông qua các thông tin được công bố...

Công luận

Các tin tức khác

>   2012: Dệt may sẽ tăng trưởng 25%? (19/04/2012)

>   Nhiều đơn hàng nhựa chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam (19/04/2012)

>   Quảng Ngãi khởi động lại dự án thép 4,5 tỉ USD (19/04/2012)

>   Khánh thành nhà máy phong điện đầu tiên tại Bình Thuận (19/04/2012)

>   Trung tâm bán lẻ và những “cái chết” được báo trước (19/04/2012)

>   Ế ẩm: Dân buôn ôtô cũ lỗ nặng (19/04/2012)

>   Xuất khẩu đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ gần 5,5 tỉ USD (19/04/2012)

>   Ra cửa xuất khẩu là gặp rào cản! (19/04/2012)

>   4 doanh nghiệp đầu mối đề nghị tăng giá xăng dầu (18/04/2012)

>   Gỡ khó cho các doanh nghiệp xây lắp (18/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật