Thứ Hai, 23/04/2012 21:25

HỆ THỐNG BÁN LẺ NGẤM ĐÒN SUY THOÁI (*)

DN bán hàng giải thể nhiều nhất

Thị trường phân phối bán lẻ đang bước vào giai đoạn sàng lọc, đào thải khắc nghiệt. Ngoài những doanh nghiệp đã bỏ cuộc, dự báo sẽ còn nhiều thương hiệu khác sẽ mất đi

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh công bố trong 3 tháng đầu năm, đã có trên 2.400 doanh nghiệp (DN) làm thủ tục giải thể và trên 11.600 DN đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện các nghĩa vụ thuế, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, DN hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đăng ký giải thể nhiều nhất, chiếm đến 26,1%.

Cuộc sàng lọc khắc nghiệt

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế trong 3 tháng đầu năm ước tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 5%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trên 10% trong vài năm trở lại đây. Tại TPHCM, hầu hết DN bán lẻ lớn đều giảm lượng hàng bán ra, có nơi giảm đến 51% so với tháng Tết, dù các siêu thị vẫn duy trì khuyến mãi mạnh.

Để giữ chân khách hàng, các siêu thị đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá. 

Theo tổng giám đốc một chuỗi siêu thị điện máy, ngành điện máy đang đứng trước nhiều rủi ro lớn. Đa số nhà bán lẻ điện máy “mượn đầu heo nấu cháo”, nghĩa là được nợ tiền hàng từ nhà cung cấp trong vòng 3-4 tuần hoặc nhiều hơn, nhà bán lẻ dùng tiền này để mở điểm bán mới; khi đến hạn thanh toán thì vay ngân hàng từ tài sản thế chấp và hàng tồn kho để trả nợ cho nhà cung cấp.

Bình thường vòng quay này diễn ra suôn sẻ nhưng khi thị trường ế ẩm, hàng không bán được thì nợ chồng nợ, đến khi không thể xoay được nữa thì sẽ vỡ nợ. Với những khó khăn của nền kinh tế, sức mua giảm sút, chi phí tăng cao... dự báo sẽ còn nhiều trung tâm bán lẻ điện tử, điện máy giải thể.

Ông Nguyễn Thành  Nhân, Phó Tổng  Giám đốc Saigon Co.op, cho biết  suy thoái  đẩy các nhà bán lẻ vào cuộc sàng lọc khắc nghiệt. DN nào có hệ thống logistic tốt, có vị trí siêu thị “đắc địa”, bộ máy bán lẻ  chuyên nghiệp thì tồn tại và phát triển được. Ngược lại, DN thiếu kinh nghiệm, không chuyên thì sẽ bị đội chi phí lên cao, tăng rủi ro.

Chật vật vượt “bão”

Thực tế cho thấy những DN bán lẻ lớn, có tiềm lực mạnh và nhanh nhạy ứng phó với diễn biến thị trường mặc dù vẫn giữ được mức tăng doanh thu nhưng lợi nhuận sụt giảm. Nguyên nhân là do trượt giá, chi phí đầu vào tăng, chi mạnh cho các chương trình kích cầu... Một số siêu thị mặc dù tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi nhưng sức mua vẫn giảm 10% so với cùng kỳ. Riêng các siêu thị điện máy, tình hình còn ảm đạm hơn khi sức mua giảm đến 30% - 40% và nhiều dự báo tình trạng này còn kéo dài đến hết năm.

Ngay cả đơn vị lớn như Saigon Co.op, để giữ được mức tăng trưởng theo kế hoạch, đơn vị đã phải giảm lãi, “bơm” tiền vào các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng. Ông Nguyễn Thành Nhân cho biết tính sơ bộ, chi phí dành cho khuyến mãi, chăm sóc khách hàng trong quý I của đơn vị đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ.

Ông Bùi Chí Cường, Giám đốc tiếp thị chuỗi Trung tâm Điện máy và Nội thất Thiên Hòa, cho biết bên cạnh khó khăn mang tính đặc thù là vốn nặng, khi có sản phẩm mới ra thì sản phẩm cũ rớt giá nhanh, sức mua giảm trong điều kiện các chi phí mặt bằng, nhân viên, điện, nước... không thể giảm đang đẩy các DN vào chân tường, nhiều DN bị lỗ kép.

Giữ khách bằng giá trị cộng thêm

Theo các siêu thị, trong giai đoạn hiện tại, sự thành – bại của nhà bán lẻ không chỉ do chính sách đúng đắn mà còn do những giá trị mang lại cho khách hàng. Thời gian gần đây, hầu hết các siêu thị lớn tại TPHCM như Co.op Mart, BigC, Maximark... đều đưa ra nhiều ưu đãi đặc biệt cho các khách hàng thân thiết, khách hàng thành viên. Nhiều siêu thị hứa hẹn sẽ có nhiều đổi mới, nhiều chương trình hơn để chăm sóc trực tiếp quyền lợi khách hàng, tạo hứng thú cho khách hàng quay lại mua sắm. Trung tâm Điện máy Thiên Hòa cũng vừa ra mắt Trung tâm Call Center để tiếp nhận, phản hồi thông tin từ khách hàng và nâng cấp các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng...

Thanh Nhân

NGƯỜI LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp TP HCM vẫn kêu khó về vốn (23/04/2012)

>   “Việt Nam cần tăng cường cải cách DNNN hơn nữa” (23/04/2012)

>   Tỷ lệ nhập siêu đã giảm xuống mức cực thấp (23/04/2012)

>   Mexico muốn thiết lập quan hệ thương mại với VN (23/04/2012)

>   Miễn giảm thuế không cứu được doanh nghiệp (23/04/2012)

>   Chúng tôi đang rơi rụng dần... (23/04/2012)

>   Xăng dầu hạ “nốc ao” doanh nghiệp (23/04/2012)

>   Gạch, sứ vệ sinh nhập chủ yếu từ Trung Quốc (23/04/2012)

>   Hệ thống bán lẻ ngấm đòn suy thoái (22/04/2012)

>   Cần nguồn vốn ngân hàng xuất khẩu 900.000 tấn nguyên liệu cá tra (22/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật