Thứ Sáu, 13/04/2012 09:24

Diễn đàn kinh doanh lần 3

“Đầu tư lúc này là khôn ngoan”

“Đầu tư lúc này là khôn ngoan”, đó là nhận định của ông Pascal Billaud, tổng giám đốc hệ thống Big C tại Việt Nam, từ thực tế và kinh nghiệm của chính mình.

Cơ hội luôn gắn liền với thách thức. Trên tất cả các tờ báo của Việt Nam, mạng internet, cũng như báo nước ngoài, mọi người đang liên tục nói đến khủng hoảng đang diễn ra ở Việt Nam, thể hiện trong khó khăn về tài chính, hàng tồn kho tăng lên, xuất nhập khẩu không tăng trưởng như mong muốn… Trước thực trạng đó tất cả các nhà đầu tư đều lưỡng lự: có nên đầu tư vào Việt Nam? Ông Pascal Billaud cho rằng, người khôn ngoan không chỉ nhìn, mà phải biết lắng nghe. Đôi mắt mở to hơn nữa để thấy cơ hội luôn gắn liền với thách thức.

Ông cũng khẳng định sẽ mạnh dạn trả lời: “yes” – tức nên đầu tư. Việt Nam mở ra nhiều cơ hội trong nhiều lĩnh vực, sản xuất Việt Nam đang trên đà tăng trưởng khá tốt, cơ sở hạ tầng đang trong quá trình hoàn thiện, nguồn nhân lực đang phát triển. Và khi đầu tư, cần có chiến lược lâu dài. Ông Pascal Billaud nói: “Với thị trường khoảng 85 triệu dân, không có khủng hoảng chính trị xã hội, kinh tế liên tục phát triển trong sự ổn định mà không thấy hấp dẫn thì đó là do nhà kinh doanh bán lẻ chưa có chiến lược”. Xét trên cả bốn yếu tố, đều đang lấy con người làm trung tâm gồm: khách hàng (người mua), đối tác, nhà đầu tư và nguồn nhân lực, thì tất cả đều đang có những tiềm năng và điều kiện tốt nhất để tăng trưởng.

Chẳng hạn, cơ hội cho kênh bán lẻ hiện đại đang đến từ việc người tiêu dùng Việt Nam đang chi tiêu ngày càng nhiều và đòi hỏi về hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu mỗi ngày mỗi cao hơn, tốc độ đô thị hoá của các vùng miền cũng khá nhanh; đội ngũ nhân viên phục vụ cho ngành bán lẻ hiện đại đã có hơn mười năm học nghề dịch vụ bán lẻ hiện đại, được huấn luyện và chuyển giao các kỹ năng khá chuyên nghiệp…

Người tiêu dùng Việt Nam, với các nhu cầu khác nhau như mua sắm hàng ngày, mua sắm theo mùa (Giáng sinh, lễ, tết…), mua sắm theo từng tháng… nên thị trường cần có các kênh khác nhau để đáp ứng như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng thực phẩm tiện ích, tiệm tạp hoá, chợ… Nhu cầu cũng tăng dần, từ mức cơ bản, sẽ dần dà cộng thêm nhiều giá trị gia tăng khác, tạo nên các dòng sản phẩm có mức giá, chất lượng, tính năng khác nhau. Như vậy, nhà đầu tư vào Việt Nam lúc này chỉ còn việc là cùng với đội ngũ nhân lực của mình, đáp ứng cho mong muốn của người tiêu dùng Việt Nam.

Vậy thì liệu có cơ hội đầu tư nào tốt hơn khi tất cả gần như đã dọn sẵn?

Bích Nga

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   Tăng trưởng của Việt Nam trong ngắn hạn là đáng lo ngại (13/04/2012)

>   Đến lượt lo chống suy giảm kinh tế (12/04/2012)

>   CPI tháng 3: Thấp vẫn đáng ngại (12/04/2012)

>   Việt Nam vẫn đang “nhường” lợi ích cho bên ngoài (12/04/2012)

>   Doanh nghiệp nước ngoài tăng đầu tư vào ngành giấy (12/04/2012)

>   Công ty Hongkong đầu tư nhà máy sợi ở Quảng Ninh (12/04/2012)

>   Lixil của Nhật đầu tư 441 triệu đô la vào Đồng Nai (11/04/2012)

>   “Kinh doanh tại Việt Nam đã dễ dàng hơn nhiều” (11/04/2012)

>   Đề nghị không dự trữ quốc gia bằng tiền (11/04/2012)

>   ‘Việt Nam có gần 17 tỷ USD dự trữ ngoại hối’ (11/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật