Thứ Bảy, 14/04/2012 06:58

Chứng khoán Mỹ trải qua 2 tuần giảm sâu nhất từ tháng 11/2011

Chất xúc tác để nhà đầu tư xả hàng mạnh chính là số liệu tăng trưởng thất vọng của Trung Quốc, niềm tin tiêu dùng sụt giảm của Mỹ và chi phí bảo hiểm rủi ro vỡ nợ kỷ lục của Tây Ban Nha.

Cụ thể, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 8.1% trong quý 1, giảm tốc mạnh so với mức 8.9% trong quý trước và là mức tăng trưởng yếu kém nhất trong gần 3 năm. Nỗi lo sợ ngày càng lớn của nhiều nhà đầu tư lúc này là sự giảm tốc của Trung Quốc sau nhiều năm tăng trưởng chóng mặt và tình trạng mà một số người cho là bong bóng bất động sản. Tuy nhiên số khác lại lạc quan hơn, trong đó Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng chậm lại còn 8.2% trong năm nay nhưng sẽ phục hồi lên 8.6% trong năm 2013.

Theo kết quả cuộc khảo sát của Thomson Reuters và Đại học Michigan, chỉ số niềm tin tiêu dùng Mỹ giảm từ 76.2 trong tháng 3 xuống 75.7 vào đầu tháng 4 do giá xăng cao đã ảnh hưởng đến ngân sách của các hộ gia đình bất chấp sự lạc quan về triển vọng kinh tế. Các nhà phân tích dự báo chỉ số này giảm xuống 76.1.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện trở lại của mối lo ngại về khủng hoảng nợ châu Âu càng gia tăng áp lực bán tháo. Lần đầu tiên chi phí bảo hiểm rủi ro vỡ nợ của Tây Ban Nha chạm 5% do nỗi lo sợ về tỷ lệ nợ công cao trong hệ thống ngân hàng nước này.

Nhóm cổ phiếu bị ảnh hưởng mạnh nhất trong ngày là các ngành liên quan chặt chẽ đến tăng trưởng như nguyên vật liệu, năng lượng và tài chính. Chỉ số S&P nguyên vật liệu giảm 1.1%, S&P năng lượng hạ 1.6% và S&P tài chính trượt 2.5%.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Dow Jones sụt 136.99 điểm (1.05%) xuống 12,849.59 điểm, chỉ số S&P 500 trượt 17.31 điểm (1.25%) xuống 1,370.26 điểm, chỉ số Nasdaq Composite rớt 44.22 điểm (1.45%) xuống 3,011.33 điểm.

Tính cả tuần, Dow Jones giảm 1.6%, S&P 500 hạ 2% và Nasdaq mất 2.2%. Cùng với mức giảm lần lượt 1.1% và 0.7% trong tuần trước, Dow Jones và S&P 500 đã có hai tuần điều chỉnh mạnh nhất kể từ tháng 11/2011. Dù vậy từ đầu năm đến nay, Dow Jones vẫn còn tăng 5.2%, S&P 500 tiến 9% và Nasdaq vọt 15.59%.

Gần 75% cổ phiếu trên cả hai sàn New York và Nasdaq rớt giá. Khối lượng giao dịch thưa thớt với khoảng 6.07 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên ba sàn New York, American và Nasdaq; thấp hơn mức trung bình hàng ngày năm ngoái là 7.84 tỷ cổ phiếu.

Diễn biến của các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới ngày 13/04:

Nguồn: VietstockFinance

Phước Phạm (Vietstock)

Finfonet

Các tin tức khác

>   2 phiên bứt phá mạnh nhất năm 2012 của chứng khoán Mỹ (13/04/2012)

>   Chứng khoán Mỹ bật tăng trở lại sau 5 phiên tụt dốc (12/04/2012)

>   Tây Ban Nha và Ý đẩy Dow Jones sụt hơn 200 điểm (11/04/2012)

>   Sụt liền 4 phiên, Dow Jones rớt mốc 13,000 (10/04/2012)

>   EPFR: Gần 26 tỷ USD đổ vào TTCK mới nổi trong năm 2012 (09/04/2012)

>   Facebook chào bán cổ phiếu trên sàn NASDAQ (06/04/2012)

>   Tờ báo Trung Quốc đầu tiên lên sàn chứng khoán (06/04/2012)

>   Tuần giảm điểm mạnh nhất 2012 của chứng khoán Mỹ (06/04/2012)

>   Chứng khoán Mỹ sụt mạnh trước nỗi lo về Fed và Tây Ban Nha (05/04/2012)

>   Kỳ vọng QE3 tan biến, chứng khoán Mỹ rút lui (04/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật