Thứ Ba, 20/03/2012 11:19

Cập nhật trực tiếp Đại hội Nhà đầu tư thường niên 2012

VFMVF1: Tạm ứng cổ tức 2012 tối thiểu 50% lợi nhuận

Đại hội Nhà đầu tư thường niên 2012 của VFMVF1 thống nhất tạm ứng cổ tức 2012 tối thiểu 50% trên lợi nhuận được phép chia, uỷ quyền cho Ban Đại diện quyết định thời điểm phù hợp.

* VFMVF1: Nhà đầu tư gợi mở chấm dứt hoạt động Quỹ trước hạn

* VFMVF1: 5 hạn chế và 3 rủi ro khi chuyển đổi sang quỹ mở

Đây là nội dung phát sinh mới theo đề xuất của Nhà đầu tư tại Đại hội. Ngoài ra, các tờ trình khác đều được Đại hội thông qua.

Tải tài liệu:   * Báo cáo thường niên năm 2011      * BCTC kiểm toán năm 2011

Mức chiết khấu bình quân 2011 là 45%

Chứng chỉ quỹ VFMVF1 vẫn giao dịch ở mức chiết khấu cao so với giá trị tài sản ròng/chứng chỉ quỹ Mức chiết khấu vẫn ở mức trung bình 45%, dao động từ 40.8% đến 49.2%.

Tại Đại hội Nhà đầu tư thường niên 2012 của VFMVF1, ông Trần Thanh Tân, Tổng giám đốc CTCP Quản lý quỹ Đầu tư Việt Nam cho biết , trong năm 2011 VF1 lỗ từ hoạt động đầu tư 811.9 tỷ đồng, trong đó lỗ do đánh giá lại chứng khoán chưa thực hiện chiếm 95.8%, và lỗ do thực hiện bán chứng khoán sau khi điều chỉnh cổ tức nhận được chiếm 4.2%. Lỗ ròng trong năm là 827.9 tỷ đồng.

Giá trị tài sản ròng (NAV) của VF1 tại ngày 31/12/2011 là 1,298.3 tỷ đồng, tương đương 12,983 đồng/ccq, giảm 38.9% so với đầu năm. Do thị trường chứng khoán không mấy khá quan, chứng chỉ quỹ VF1 vẫn giao dịch ở mức chiết khấu cao so với giá trị tài sản ròng/chứng chỉ quỹ. Mức chiết khấu vẫn ở mức trung bình 45%, dao động từ 40.8% đến 49.2%.

Đầu tư ngành thực phẩm-nước giải khát, năng lượng, bán lẻ và vật liệu-khai khoáng

Trong năm 2011, quỹ đã phân bổ tài sản theo hướng tăng tỷ trọng tiền mặt, giảm tỷ trọng cổ phiếu chưa niêm yết và duy trì tỷ trọng cổ phiếu niêm yết ở mức hợp lý Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2011, VFMVF1 đã giảm tỷ trọng cổ phiếu chưa niêm yết trong danh mục từ 16.8% NAV xuống còn 10.6%, đồng thời tăng tỷ trọng tiền mặt từ 7.1% thời điểm đầu năm lên 17% kết thúc năm.

Đến ngày 31/12/2011, VFMVF1 đầu tư vào tổng cộng 15 ngành. Trên thị trường chỉ duy nhất ngành thực phẩm – nước giải khát được ghi nhận lợi nhuận dương với mức tăng 12.6% trong năm, 14 ngành còn lại đều có lợi nhuận âm. Còn với VFMVF1, quỹ ghi nhận có hai ngành đạt mức lợi nhuận dương trong năm là ngành thực phẩm – nước giải khát và Thiết bị công nghệ, các ngành còn lại đều âm lợi nhuận. Quỹ đã tập trung đầu tư cáo các cổ phiếu hoạt động trong ngành thực phẩm – nước giải khát, năng lượng, bán lẻ và vật liệu – khai khoáng.

3 tháng đầu năm 2012 đã lấy lại 20% giá trị tài sản ròng bị mất

Tháng 5/2014 VFMVF1 sẽ kết thúc thời hạn hoạt động, quỹ đứng trước hai lựa chọn: Chuyển sang quỹ mở hoặc chấm dứt hoạt động của quỹ.

Ông Tân cho biết, nếu thanh lý, những khoản đầu tư được thanh lý trên thị trường trong giai đoạn này có giá tốt hơn nhiều. Điển hình, trong 3 tháng đầu năm khi thị trường phục hồi thì VFMVF1 đã lấy lại gần 20% tổng giá trị tài sản ròng bị mất trong năm 2011.

Nếu VFMVF1 chuyển đổi quỹ đóng thành quỹ mở thì sẽ chuyển đổi theo tỷ lệ 1:1. Đối với chứng chỉ quỹ mới sẽ bắt đầu giao dịch với NAV vào ngày giao dịch trở lại.

Ban đại diện quỹ dự kiến sẽ mất khoảng 15 tháng cho việc chuyển đổi. Tổng chi phí cho chuyển đổi vào khoảng 625 triệu đồng. Việc chuyển đổi sẽ chia thành hai giai đoạn, 3-4 tháng hoàn thành hồ sơ, 12 tháng còn lại là để thanh lý tài sản đáp ứng nhu cầu chuyển đổi.

2 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012

Trong năm 2012, VFMVF1 xác định 2 nhiệm vụ trọng tâm là ổn định và gia tăng NAV của quỹ, tăng tính thanh khoản cho các khoản đầu tư trong danh mục đầu tư của quỹ.

Để thực hiện nhiệm vụ này, ngoài việc tiếp tục ưu tiên những công ty có vốn hóa lớn trên thị trường, thì tiêu chí của VFMVF1 về đầu tư giá trị vẫn là tiêu chuẩn đầu tiên trong việc lựa chọn công ty để thực hiện giải ngân (nền tảng cơ bản tốt, lưu chuyển tiền tệ mạnh, thông tin minh bạch..).

Ngoài ra, VFMVF1 tiếp tục điều chỉnh tỷ trọng danh mục nhằm đảm bảo cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro của các khoản đầu tư, trong đó sẽ thực hiện thanh hoán các khoản đầu tư mà sự tăng trưởng chưa đạt hoặc những công ty bị ảnh hưởng bị ảnh hưởng bất lợi từ sự thay đổi của nền kinh tế vĩ mô.

Bội Mẫn (Vietstock)

Finfonet

Các tin tức khác

>   Chủ tịch HVG: Tham vọng chiếm 25 - 30% kim ngạch XK của ngành năm 2015 (20/03/2012)

>   GHC: Dự kiến cổ tức 30% và bàn tiếp chuyện niêm yết (20/03/2012)

>   BMC: Cổ tức 2011 là 50% và 2012 tối thiểu 30% (20/03/2012)

>   Hàng ngàn công nhân Bianfishco chưa trở lại làm việc (19/03/2012)

>   SSI sẽ song hành cùng NSC trong ít nhất 5 năm tới (19/03/2012)

>   Đại Đồng Tiến xúc tiến thương mại tại thị trường Myanmar (19/03/2012)

>   CTCP Thống nhất lên kế hoạch niêm yết tại HOSE (19/03/2012)

>   FPT phản hồi việc nợ thuế gần 14 tỷ đồng (19/03/2012)

>   EVNI nhận giấy phép lập công ty con tại Campuchia (19/03/2012)

>   TRC tăng vốn Cao su Việt Lào lên 800 tỷ đồng (19/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật