Thứ Tư, 21/03/2012 09:25

Nhịp đập Thị trường 21/03:

Thị trường khó vượt ngưỡng kháng cự mạnh

Phiên giao dịch buổi chiều, lực cầu tiếp tục được đẩy mạnh. Những nhà đầu tư đã “lỡ” bán trước đó dường như đang mua vào để sửa lỗi giúp VN-Index vượt ngưỡng kháng cự mạnh 450 điểm và HNX-Index vượt xa mốc 76 điểm.

Tuy nhiên, lực cầu áp đảo không duy trì được lâu, lượng hàng lớn từ ngưỡng kháng cự ồ ạt tung vào khiến đà tăng bị chặn đứng. VN-Index nhanh chóng hạ nhiệt. Khép lại đợt khớp lệnh liên tục, chỉ số thu hẹp mức tăng còn 7.06 điểm và cuối phiên chỉ còn 5.48 điểm, tức chỉ tăng 1.24% so với tham chiếu. VN-Index chốt phiên tại 445.77 điểm.

Sự sụt giảm của OGC và một loạt mã khác trở về ngưỡng tham chiếu như MSN, VNM, VIC, FPT, HAG, HVG nên VN30 chỉ tăng 5.51 điểm, tương ứng 1.1% đạt 506.8 điểm.

Toàn bộ nhóm cổ chiếu ngân hàng đều tăng giá, nhưng biên độ tăng khá khiêm tốn. VCB có lúc vượt lên trên 30,000 đồng nhưng cuối phiên chốt tại 29,800 đồng/cp, tăng nhẹ 100 đồng so với tham chiếu. Trong khi đó, MBB vẫn là mã được giao dịch nhiều nhất với gần 8.5 triệu đơn vị.

Giao dịch trên sàn tăng đột biến so với hai phiên cuối tuần do số lượng nhà đầu tư chốt lời trong phiên buổi chiều là khá lớn.

Phiên buổi chiều, thị trường có thêm khoảng 32 triệu đơn vị chuyển nhượng, và giá trị giao dịch hơn 481 tỷ đồng. Tính chung toàn phiên, sàn HOSE có 98.38 triệu đơn vị, tương đương 1,392.38 tỷ đồng.

Mặc dù hạ nhiệt nhưng thị trường vẫn có đến 203 mã tăng giá, trong đó có khoảng 80 mã tăng trần. Còn lại gồm 41 mã giảm và 67 mã ở mức tham chiếu.

Giao dịch cuối khối ngoại toàn phiên đạt hơn 8 triệu đơn vị. Trong đó, riêng MBB, STB, VSH đã chiếm hơn 3.8 triệu đơn vị, còn lại gồm CII, VCB, DPM, ITA, DIG, CTG.

HNX-Index trong phiên buổi chiều cũng bứt phá mạnh vượt xa mốc 76 điểm và có xu hướng tiến lên 77 điểm, tuy nhiên lực bán đến bất ngờ kéo lùi giá cổ phiếu cũng như chỉ số.

Từ mức tăng trên 2 điểm, HNX-Index thu hẹp lại còn 1.27 điểm vào cuối phiên, tức tăng 1.71% so với tham chiếu đạt 75.66 điểm.

Lượng nhà đầu tư xả hàng giá cao chiếm khá lớn, và bên mua cũng chấp nhận gom vào với giá cao nên thanh khoản quay lại với mức cao như thời điểm trước đây. Tổng cộng toàn phiên có 104.33 triệu đơn vị chuyển nhượng, tương đương 1,088.76 tỷ đồng.

Những mã có lượng xả hàng và gom hàng mạnh như HBB gần 19.85 triệu đơn vị, PVX trên 8 triệu đơn vị, SHB hơn 6.5 triệu đơn vị, và KLS cũng có hơn 6 triệu đơn vị. Phiên này, VND mất đà tăng trần và chỉ tăng 1.74% lên 11,700 đồng/cp. Giao dịch đạt khoảng 5.78 triệu đơn vị.

Cuối buổi sáng: Lực cầu đột biến, nhà đầu tư lại tranh mua cổ phiếu

Càng về cuối phiên giao dịch buổi sáng, lực cầu càng gia tăng mạnh. VN-Index và HNX-Index lần lượt vượt qua mốc 448 điểm và 76 điểm. Sắc xanh trở lại với nhiều mã cổ phiếu lớn khiến tâm lý thị trường vững chắc hơn.

Chốt phiên giao dịch buổi sáng, VN-Index tăng đến 7.96 điểm, tức hơn 1.8% đạt 448.25 điểm. Trong đó, chỉ số VN30 tăng tới 10.12 điển, tương đương 2.02% đạt 511.41 điểm. KDC là mã duy nhất giảm giá trong rổ tính VN30, còn lại VNMFPT đứng ở giá tham chiếu. Trong khi hàng loạt mã còn lại tăng giá, đặc biệt PVF, ITA, QCG, KDH, HAG, DIG, SJS đều đồng loạt tăng trần.

Các mã tứ trụ cũng tăng giá đáng kể, BVH (+2.24%), VIC (+1%), MSN (+1.74%). Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng đồng loạt xanh điểm dù biên độ không quá lớn nhưng lại có thanh khoản hàng đầu thị trường như MBB gần 5 triệu đơn vị, EIB hơn 2.8 triệu đơn vị, STB xấp xỉ 1.3 triệu đơn vị, tiếp theo là VCB và CTG. Riêng VCB đã vượt qua mốc 30,000 đồng/cp tạm chốt tại 30,200 đồng/cp.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán, và những mã đầu cơ tăng giá mạnh nhất, đặc biệt là LCG đạt giá trần và có giao dịch gần 4.9 triệu đơn vị, bên bán hoàn toàn trống.

Giao dịch toàn sàn cải thiện so với phiên trước đạt trên 66 triệu đơn vị, tương đương 910 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận khá thấp.

Ở HNX, chỉ số tăng mạnh 2.58%, (+1.88 điểm) lên 76.27 điểm. Giao dịch vọt lên 69 triệu đơn vị, trị giá gần 666 tỷ đồng.

Toàn sàn có đến 223 mã tăng giá, trong đó 91 mã tăng kịch trần, bao gồm rất nhiều cổ phiếu ngành chứng khoán và cả những mả bluehips.

Khối ngoại cũng bắt đầu giao dịch mạnh trở lại khi mua gần 19 tỷ đồng tại HNX và hơn 5.64 triệu đơn vị tại HOSE với các mã chủ chốt như MBB, STB, CII, VSH, PVX, PVG, PVS…

10h30: Hết tăng mạnh, giao dịch trở nên lình xình

Thanh khoản thị trường tiếp tục được đẩy lên khá cao, trong khi các chỉ số dần lùi khỏi các mức cao của phiên do áp lực bán có xu hướng mạnh dần, còn bên mua trở nên thận trọng.

Các chỉ số cho thấy sự đảo chiều đi xuống khá rõ. Cụ thể, VN-Index chỉ tăng 3.43 điểm, tương ứng 0.78% đạt 443.72 điểm.

HNX-Index tăng 1.15 điểm, tức khoảng 1.55% đạt 75.54 điểm.

Các nhóm cổ phiếu theo vốn hóa cũng tăng yến dần, Large Cap tăng 0.76%, Mid Cap tăng 1.52%, Small Cap tăng 1% và Micro Cap 0.85%.

Số lượng cổ phiếu tăng giá cũng không cao như trước. Ở HOSE chỉ còn 127 mã, còn lại HNX có 183 mã.

Nhiều mã đã dần quay về tham chiếu, thậm chí giảm giá như KDC, VCF, AGD, NHS, TMS, CMV, DPR,.. tổng cộng hơn 60 mã tại HOSE.

Tại HNX cũng có gần 50 mã giảm, với những mã giảm rất mạnh như SDG, CAN, TAG, VNF, SPP, SHN, KSD, S96…

HBB dù bán ra hàng chục triệu cổ phiếu nhưng vẫn có người tranh mua, trong khi SHN bán ra gần 9 triệu đơn vị nhưng ít ai dám đụng vào. Hai mã cổ phiếu có giao dịch trái ngược nhau hoàn toàn.

Trong khi đó, HBB, VCG, AVS, VGS,... đều đồng loạt tăng giá trần nhưng thanh khoản có sự cách biệt rất lớn. Với HBB bên bên sẵng sàng chốt lời, trong khi các mã khác bên bán giữ “hàng” rất chặt.

Tuy nhiên, giao dịch lại có sự tăng trưởng đáng kể. HOSE có 39 triệu đơn vị, tương đương 540 tỷ đồng, và HNX-Index gần 53 triệu đơn vị, trị giá 520 tỷ đồng, nhưng nhìn chung giao dịch ở cả hai sàn đang chậm dần, không còn được sôi động như ít phút trước.

LCG tiếp tục dẫn đầu tại HOSE với 4.78 triệu đơn vị và HBB là 16.51 triệu đơn vị.

9h45: Giao dịch có phần giằng co, HBB tiếp tục tăng trần

Lực cầu tiếp tục được củng cố trên cả hai sàn, tuy nhiên có sự giằng co khá mạnh tại mốc 446 điểm đối với VN-index và 76 điểm đối với HNX-Index dù lượng cổ phiếu tăng giá vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn.

Phút thứ 46 của phiên, VN-Index trở về dưới mốc 445 điểm, với mức tăng 4.67 điểm, tương đương 1.06% so với tham chiếu.

Những trụ cột như MSN, VIC lần lượt quay về mốc tham chiếu. Số mã tăng giá trần cũng không thực sự chiếm áp đảo (30 mã), cho thấy lực cầu ít nhiều vẫn còn dè dặt. Các mã chủ chốt và nhóm ngân hàng đều chỉ tăng nhẹ.

Nhìn chung, thị trường vẫn thiếu sự dẫn dắt của các mã chủ chốt nên đà tăng khó có thể vững vàng.

Riêng nhóm cổ phiếu đầu cơ vẫn tăng giá mạnh mẽ. Trong đó có LCG tiếp tục tăng giá trần với lệnh mua chiếm áp đảo bên bán. Mã này đã có hơn 3.6 triệu đơn vị khớp lệnh.

Toàn sàn có gần 21.5 triệu đơn vị chuyển nhượng, tương đương 290 tỷ đồng. Khối ngoại mua vào với mức khá, đạt trên 2.11 triệu đơn vị.

HNX-Index dù chạm mốc 76 điểm nhưng cũng khó bức phát mạnh. Tuy nhiên, lượng mua vào bán ra lại khá sôi động với khoảng 33 triệu đơn vị, trị giá 332 tỷ đồng. Riêng HBB đã chiếm gần 9 triệu đơn vị, tiếp theo đó là VCG, PVX, KLS, VND… nhìn chung, lượng bán ra của các mã này cũng không nhỏ so với lượng mua.

Mở cửa: Thị trường sôi động, LCG bất ngờ tăng trần

Với sự phục hồi và tăng điểm nhẹ ở phiên trước, cùng một vài nhận định tốt đẹp của giới phân tích về kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán, thị trường đã mở cửa sáng nay trong sắc xanh. Tuy nhiên sự khởi sắc thực sự chỉ diễn ra ở HNX.

Đáng chú ý ở mã cổ phiếu LCG, lượng bán sàn vẫn khác lớn với hơn 1 triệu đơn vị, nhưng bên mua cũng không kém, lệnh mua ATC và giá trên lên đến hơn 2 triệu đơn vị áp đảo so với bên bán, giúp mã này có xu hướng tăng trở lại sau 2 phiên bị bán tháo.

Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, LCG tăng giá ngoạn mục với 3.74% đạt 11,100 đồng/cp, giao dịch tăng đột biến với gần 2.5 triệu đơn vị.

Thị trường có khoảng 20 mã tăng kịch trần và khoảng 70 mã tăng giá, những mã trụ cột như BVH, MSN, VCB nhìn chung vẫn xoay quanh mức tham chiếu, các mã khác tăng nhẹ. Riêng cổ phiếu hàng vừa và nhỏ, đặc biệt cổ phiếu chứng khoán, bất động sản như QCG, KDH, AGR, TNT, VNE, SAM, OGC, SBS… tăng giá mạnh mẽ.

SAM tăng kịch trần bất chấp việc cổ phiếu này bị đưa vào diện cảnh báo do kết quả kinh doanh năm 2011 thua lỗ nặng. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang kỳ vọng vào mảng đầu tư tài chính của công ty này hơn là các hoạt động sản xuất kinh doanh chính.

Kết quả là VN-Index đạt mức tăng 3.14 điểm trong đợt khớp lệnh thứ nhất, tương ứng 0.71% đạt 443.43 điểm.

Nhờ LCG đạt khối lượng nên thanh khoản thị trường cũng đạt mức khá với 6.46 triệu đơn vị, tương đương 76.79 tỷ đồng.

Cùng thời điểm này, HNX-Index đã bật khá mạnh lên 75.86 điểm, tức tăng 1.47 điểm (+1.98%) so với tham chiếu và đang có xu hướng vượt ngưỡng 76 điểm.

Giao dịch tại sàn này khá sôi động với hơn 15.5 triệu đơn vị chuyển nhượng, trị giá 148.51 tỷ đồng. Đặc biệt là sự trở lại tăng trần của HBB, đây cũng là mã có giao dịch nhiều nhất với 4.47 triệu đơn vị. Tiếp theo là VCG trên 1 triệu đơn vị. Những cổ phiếu chứng khoán khác gần như căng cứng ở mức giá trần do không có người bán ra.

Tổng cộng tại HNX đã có hơn 120 mã tăng giá, trong đó khoảng trên 30 mã tăng trần. Còn lại chỉ có 19 mã giảm và 256 mã đứng yên.

Nhà đầu tư vẫn lo ngại về nguy cơ phá sản của SHN khiến lệnh bán tháo tiếp tục dồn dập đổ vào, với lượng dư bán gần 9 triệu đơn vị, trong khi lượng khớp lệnh chỉ đạt vài chục ngàn đơn vị ở mức giá sàn.

Viết Vinh (Vietstock)

FINFONET

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 21/03: Bên mua sẽ “nóng ruột”? (20/03/2012)

>   Dòng tiền ồ ạt cuối phiên, bên bán đã “bị lừa”? (20/03/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 20/03 (19/03/2012)

>   Tăng giảm trái chiều, thị trường hoang mang (19/03/2012)

>   Vietstock Weekly 19 – 23/03: Khả năng hồi phục đang cao hơn (18/03/2012)

>   Chứng khoán Tuần 12 – 16/03: Tăng giảm chóng mặt! (16/03/2012)

>   “Úp sọt” cuối phiên, VN-Index đảo chiều giảm hơn 6 điểm (16/03/2012)

>   Vietstock Daily 16/03: Nhịp điều chỉnh đã kết thúc trước dòng tiền ồ ạt? (15/03/2012)

>   "Chứng khoán" kích cầu, dòng tiền lại tăng đột biến (15/03/2012)

>   Vietstock Daily 15/03: Đâu là động lực tăng trưởng? (14/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật