Thứ Năm, 22/03/2012 18:54

Thị trường gạo đang tăng giá

Giá gạo châu Á tuần qua tiếp tục vững mặc dù đang vụ thu hoạch lúa ở hai nước xuất khẩu lớn nhất thế giới là Thái Lan và Việt Nam, nhờ nhu cầu mua mạnh hơn dự kiến từ Nigeria và Trung Quốc, và xu hướng này dự kiến sẽ còn tiếp diễn trong vài tháng tới.

Xuất khẩu gạo Việt Nam hàng tháng - Nguồn oryza

Khách hàng Nigeria tiếp tục rời bỏ Ấn Độ - nơi việc giao hàng quá chậm trễ do hạ tầng cơ sở kém – để chuyển sang gạo Thái Lan, nhờ vậy giá gạo đồ Thái tăng thêm 1% trong tuần qua lên 620 đô la/tấn, từ mức 612 đô la một tuần trước đây.

Sự sôi động của thị trường gạo đồ ảnh hưởng lan tỏa sang các loại gạo khác, nhờ vậy giá gạo 100% B cũng vững giá ở 560 đô la/tấn mặc dù nhu cầu thấp.

Reuters dẫn lời thương gia Kiattisak Kalayasirivat của công ty Novel Agritrade rằng: “Chúng tôi dự đoán giá gạo Thái Lan sẽ vững trong vài tháng tới vì có vẻ như Nigeria sẽ còn tiếp tục mua nữa”. Nhiều thương gia khác cũng có chung nhận định như vậy.

Nigeria là khách hàng mua gạo đồ lớn nhất của Thái Lan, thường nhập khẩu từ 1 đến 1,5 triệu tấn gạo mỗi năm, nhưng từ tháng 9 năm ngoái đã quay sang mua gạo Ấn Độ.

Mặc dù vậy, khối lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan năm nay chắc chắn sẽ giảm bởi mức giá hiện tại của đa số các loại gạo không thể cạnh tranh với các nước khác, trong khi chương trình can thiệp của chính phủ sẽ khiến giá không thể giảm mạnh dù ít khách hàng.

Xuất khẩu gạo Thái lan trong quí 1 năm nay đạt 1,2 triệu tấn, chỉ bằng một nửa mức 2,5 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.

Việt nam được đánh giá là có thể vượt Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu số 1 thế giới. Dự kiến Việt Nam sẽ xuất khẩu 7,2 triệu tấn năm nay, trong khi Thái Lan – nước xuất khẩu lớn nhất thế giới trong 3 thập kỷ qua – sẽ bị giảm mạnh xuống khoảng 7 triệu tấn trong năm nay.

Giá gạo châu Á 1 năm qua, nguồn oryza

Một tuần qua, giá gạo Việt Nam đã tăng hơn 10 đô la mỗi tấn, hiện gạo 5% tấm đạt 440 - 445 đô la/tấn, FOB cảng Sài Gòn, so với 425-430 đô la một tuần trước, bởi nhu cầu mạnh từ Trung Quốc.

Gạo 25% tấm tăng lên 390-395 đô la/tấn, từ mức 380-400 đô la một tuần trước.

Chương trình thu mua tạm trữ 2 triệu tấn lúa (quy ra 1 triệu tấn gạo) trong thời gian 3 tháng (tới 15/6/2012) cũng góp phần đẩy giá gạo tăng.

“Nhu cầu bốc xếp nhiều sang Trung Quốc đang đẩy giá tăng”, một thương gia ở TPHCM cho biết, nhưng cũng thêm rằng việc mua của Trung Quốc thường không ổn định.

Trung Quốc mua nhiều gạo Pakistan và Việt Nam những tháng gần đây để ổn định giá lúa gạo trên thị trường nội địa – đã tăng do chương trình hỗ trợ người trồng lúa của chính phủ Trung Quốc.

Theo Trung tâm Thống kê Dầu và Ngũ cốc Quốc gia Trung Quốc, giá gạo tại tỉnh Quảng Tây giáp với biên giới Việt Nam hiện ở mức 3.900 nhân dân tệ (619 đô la)/tấn, trong khi giá tại Việt Nam là 430 đô la/tấn.

Chính sự chênh lệch giá lớn như vậy đã khiến Trung Quốc gia tăng mạnh lượng nhập khẩu gạo từ Việt  Nam, lên tới khoảng 500.000 tấn từ đầu năm tới nay (trong đó khoảng gần một nửa hợp đồng đã thực hiện xong), chưa kể khoảng 400.000 tấn gạo bán qua biên giới qua con đường tiểu ngạch.

Tuy nhiên, một quan chức Trung Quốc cho biết: “Không có vấn đề gì về nguồn cung trong nước. Chúng tôi nhập khẩu nhiều là bởi giá trên thị trường thế giới đang rẻ”.

Một thương gia Singpore cho biết: “Vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ mua bao nhiêu bởi họ bước vào thị trường không ồn ào và cũng thường rút lui rất “nhẹ nhàng”.

Năm ngoái, Trung Quốc đã nhập khẩu 309.000 tấn gạo Việt Nam, tăng 150% so với 124.500 tấn năm 2010, theo thống kê của hải quan. Nhu cầu mua gạo Việt Nam của Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm gần 14% trong tổng khối lượng xuất khẩu dự kiến 7,2 triệu tấn năm nay của Việt Nam.

Triển vọng thị trường gạo châu Á tuần tới sẽ tiếp tục diễn biến tích cực. Một thương gia ở Bangkok nhận định: “Giá gạo nhìn chung sẽ không tăng mạnh vì nguồn cung dồi dào trên thị trường thế giới, nhưng chắc chắn các yếu tố hiện tại sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường”. Ông này cho biết: “Chúng tôi tin rằng giá gạo Việt Nam sẽ tăng thêm 20% nữa”.

Hải Hà

tbktsg

Các tin tức khác

>   Thị trường hạt điều giao dịch cầm chừng chờ sản lượng (22/03/2012)

>   Ký hợp đồng xuất khẩu 2,6 triệu tấn gạo (22/03/2012)

>   Nông dân nuôi cá tra bị ép giá (22/03/2012)

>   'Bẫy' hàng rào kỹ thuật và lối thoát chất lượng (22/03/2012)

>   Phòng ngừa rủi ro biến động giá nông sản (21/03/2012)

>   Cà phê tăng giá, nông dân vẫn giữ hàng (21/03/2012)

>   Xuất khẩu cao su gặp khó (21/03/2012)

>   Nhà nhập khẩu chờ đợi hạt tiêu Việt Nam (20/03/2012)

>   Nga không cấm xuất ngũ cốc trong năm nay (20/03/2012)

>   Nông sản trong vòng xoáy rớt giá! (20/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật