Chủ Nhật, 25/03/2012 09:35

Nhà phố TP HCM: Phân khúc bị... lãng quên

Trong hầu hết các bản tin phân tích, báo cáo, thống kê của các tổ chức nghiên cứu –thông tin về thị trường bất động sản (BĐS) VN nói chung và TP HCM nói riêng, một điều dễ nhận thấy là hầu như nguồn cung phân khúc nhà phố rất ít được nhắc đến, trong khi, đây lại là nguồn cung và mãi lực chiếm một thị phần, giá trị lớn của thị trường địa ốc.

Không giống như đất nền, căn hộ cao cấp, trung bình hay căn hộ bình dân giá rẻ, cũng không giống các sản phẩm nhà biệt thự, nhà ở liên kế trực thuộc các dự án của DN thực hiện và tung ra thị trường, nhà phố thường có có chủ đầu tư, chủ sở hữu là các nhà đầu tư thứ cấp.

“Bỏ thương, vương tội…”

Ở thời “hoàng kim” của thị trường BĐS từ năm 2005 - 2008, nhiều chủ đầu tư đã mua đất nền, nhà bình dân ở các tuyến phố lớn, khu vực trung tâm, các nhà biệt thự để cải tạo, xây mới…, cho ra đời hàng loạt sản phẩm nhà phố. Và cũng như phân khúc căn  hộ, nhà phố có dăm bảy “đẳng cấp” khác nhau. Hàng cao cấp, đất rộng, nhà to (tính theo m2, theo vị trí, khu vực…) thì có giá từ hàng chục lên đến hàng trăm tỉ đồng. Nhà “vừa phải” thì có giá chí ít cũng từ 3 - 15 tỉ đồng. Dưới nữa, ngang với các căn hộ giá bình dân hút khách hoặc trung bình thấp, thì thuộc dạng nhà phố trong hẻm hóc “không ai bàn”. Do đó, có thể nói các chủ đầu tư, nhà đầu tư mua đi bán lại các nhà phố có trị giá dễ đầu cơ, sang tay “vừa phải”. Đó cũng là thời mà quy định về giao dịch địa ốc qua sàn chưa có hiệu lực, nên chẳng ai hay biết có bao nhiêu ngôi nhà mặt phố được các chủ đầu tư mua để ở, như một tài sản “bất động”, và bao nhiêu nhà phố được mua đi bán lại sang tay để tăng giá trị ảo, phục vụ nhu cầu ảo.

Năm 2011 và những tháng đầu năm 2012, phân khúc nhà phố tại địa bàn TP HCM vẫn đang đóng băng. Nhiều nhà đầu tư thứ cấp đã trót mua nhà phố giá cao trong đỉnh điểm từ tháng 9/2007 - 8/2008, giờ đây, “bỏ thì thương, vương thì tội” là trạng thái chung của họ khi tạm thời sở hữu các tài sản này. Nói “tạm thời”, là bởi đa phần các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào phân khúc này, đều chọn “chiêu” vay tín dụng, thế chấp chính căn nhà họ đầu tư, chứ không hẳn là chủ sở hữu toàn phần, chính thức. Thị trường suy thoái nhưng giá cả nhà phố không xuống nổi, hoặc xuống theo kiểu “nhỏ giọt” chính là vì lý do đó.

Đón lõng hàng sale-off

Một chuyên gia nhận định, kể cả khi thị trường BĐS có rã đông, ấm lại, thì phân khúc nhà phố với hạng nhà có giá được cho là “vừa phải” này cũng sẽ là phân khúc có khởi động sau cùng.

Đọng hàng và “chết đứng” suốt một thời gian dài, nhiều tổ chức tín dụng đã “hết chịu nổi” khi phải hỗ trợ đảo nợ cho các chủ nợ cá nhân, trong khi chính họ vừa căng thẳng thanh khoản, vừa chịu áp lực tái cơ cấu lại dòng vốn cho vay, áp lực phải thu hồi nợ cũ và giảm rủi ro nợ xấu, đã đi đến thế chấp, phát mãi” các tài sản mà chủ nợ không còn sức trả vốn lẫn lãi.

Một nhà đầu tư cho biết để được ngân hàng đảo nợ, không phát mãi nhà phố của mình, anh đã phải chấp nhận “trả hộ” lãi cả khoản tiền ký quỹ trị giá bằng 1/3 món tiền mà anh được vay do chính nhà băng cho vay. Tính ra, lãi suất lên tới gần 30%, chứ không phải chỉ dừng ở mức 20 - 25% dành cho phi sản xuất như thông tin mà anh nghe được.

Đón thời sale-off nhà phố, đã và đang có những nhà đầu tư mới sẵn sàng nhảy vào thị trường phân khúc này, nhưng với một điều kiện là… tiếp tục chờ giá hạ. Chị Ngân, một nhà đầu tư cho biết đã gửi sẵn một khoản 200.000 USD tại ngân hàng M để chờ thời cơ để “săn” những nhà phố giá rẻ, vị trí độc” để làm “của để dành” khi về hưu. “Nhiều bạn bè bằng tuổi mình cũng đang lên “chiến dịch” mua nhà phố. Đây thực sự là cơ hội đầu tư có một không hai để chọn được căn nhà với giá hợp lý. Hiện đang có khá nhiều nhà phố rao bán vì đủ mọi lý do. Chẳng ai muốn bán một tài sản lấy 5 - 6 đồng, mà giá đầu tư ban đầu đã mất những 10 đồng” - chị Ngân nói.

Trung Nhật

Diễn đàn DN

Các tin tức khác

>   Cấp giấy phép xây dựng khi chưa có “sổ đỏ”, hệ lụy khó lường (24/03/2012)

>   Bỏ địa ốc, quay về ngành nghề chính (24/03/2012)

>   Không dễ vay mua nhà (24/03/2012)

>   Đại gia bất động sản “xuống nước” (23/03/2012)

>   Không khai thác được nguồn lực tài chính từ đất đai (23/03/2012)

>   Chân sóng bất động sản? (23/03/2012)

>   Bộ Xây dựng yêu cầu triển khai Chiến lược phát triển nhà ở (23/03/2012)

>   Ngân hàng đã có tiền - cơ hội cho bất động sản? (23/03/2012)

>   Vấn đề cốt tủy cho hoạt động của thị trường bất động sản (23/03/2012)

>   Được - mất chiêu "hóa kiếp" dự án bất động sản (23/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật