Thứ Hai, 19/03/2012 13:30

Ngành cao su - “Nóng” hiệu quả đầu tư

Phần lớn doanh nghiệp chế biến mủ cao su đang niêm yết đều có kết quả kinh doanh hết sức khả quan trong năm vừa qua. Chính vì vậy, lợi nhuận sẽ không còn là vấn đề nóng mà thay vào đó là hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp.

Lợi nhuận tăng mạnh

Xu thế hồi phục của giá cao su thế giới trong giai đoạn 2010-2011 là yếu tố quan trọng tạo nên sự đột biến về lợi nhuận của các doanh nghiệp. Cụ thể, trong năm 2011 giá bán cao su bình quân đạt 95,7 triệu đồng/tấn (tăng 68% so với năm 2010). Thậm chí, vào thời điểm tháng 2, giá bán đạt kỷ lục 5.900USD/tấn (tương đương 120 triệu đồng/tấn).

Nhờ sự đột biến giá, CTCP Cao su Tây Ninh (TRC) đạt 1.195 tỷ đồng doanh thu và 503 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng 57,69% và 88,63% so với năm 2010. Việc giá cao su tăng cao còn tạo sự bứt phá ngay cả với doanh nghiệp có doanh thu chỉ nhỉnh hơn đôi chút so với năm 2010.

Điển hình là CTCP Cao su Thống Nhất (TNC) dù doanh thu chỉ tăng 8,69% so với cùng kỳ năm 2010, nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và sau thuế tăng trưởng lần lượt 113% và 122,47%. Tương tự là CTCP Cao su Đồng Phú (DPR).

Theo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2011, doanh thu của DPR đạt 1.280 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 562 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm 2011 với tỷ lệ tương ứng 4% doanh thu và 27% lợi nhuận.

Điểm chung của các doanh nghiệp chế biến cao su trong những năm gần đây là lượng tiền mặt khá dồi dào, thậm chí dư thừa so với doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác. Lượng tiền mặt này được các doanh nghiệp gửi tại ngân hàng.

Chẳng hạn, tại thời điểm cuối quý III-2011, TNC có tổng giá trị tiền và tương đương tiền lên đến 132,97 tỷ đồng, trong đó có 105 tỷ đồng là tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới 3 tháng. Trong khi đó, các khoản nợ ngắn hạn của TNC ở mức rất thấp và có xu hướng giảm dần, đã giúp các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của TNC ở mức rất cao.

Những vấn đề quan tâm

Trong các doanh nghiệp cao su đang niêm yết, CTCP Cao Su Phước Hòa (PHR) có vốn điều lệ lớn nhất (813 tỷ đồng). Tuy nhiên, do đang trong quá trình thanh lý vườn cây cũ, tái canh vườn cây mới với quy mô lớn, nên hiệu quả kinh doanh thấp hơn một số doanh nghiệp trong ngành như DPR hay TRC.

Chế biến cao su xuất khẩu tại Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng.

Ngoài ra, PHR cũng đang trong quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua việc đầu tư vào công ty con tại Campuchia với tổng mức đầu tư lên đến 935 tỷ đồng. Đây là câu hỏi mà lãnh đạo PHR sẽ phải giải trình cho cổ đông trong kỳ ĐHCĐ tới.

Với CTCP Cao su Hòa Bình (HRC), việc giá vốn hàng bán tăng mạnh hơn khiến cho lợi nhuận sau thuế phần nào bị hạn chế. Nguyên nhân của việc tăng giá vốn hàng bán là vườn cây cao su của doanh nghiệp đang vào giai đoạn già, phải thanh lý.

Trong khi đó, vườn cây trẻ đi vào khai thác còn ít dẫn đến diện tích khai thác bị thu hẹp. Mặt khác, một phần cao su do HRC thu mua nên việc biến động giá cao su ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Điểm đáng chú ý nữa là tổng tài sản tăng chậm, các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết dàn trải (góp vốn với tỷ lệ thấp vào nhiều doanh nghiệp trong nghiều ngành nghề không liên quan tới lĩnh vực chính trồng cao su), không tập trung vào việc mở rộng sản xuất, cũng dẫn đến nguy cơ giảm hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, khả năng trong năm 2012, HRC chỉ có thể duy trì được mức tăng trưởng như năm vừa qua.

Tương tự, việc đầu tư mở rộng diện tích sản xuất của TRC cũng diễn ra khá chậm. Tuy nhiên, đây là đặc điểm chung của các doanh nghiệp trong ngành do bị hạn chế bởi quỹ đất khai thác và kỹ thuật khai thác, chế biến.

Trong khi đó, việc dùng tiền dư thừa chỉ để lấy lãi suất ngân hàng có thể khiến NĐT thắc mắc, cho rằng TNC chưa sử dụng tốt các công cụ đòn bẩy tài chính để mở rộng sản xuất và tăng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.

Vấn đề các doanh nghiệp cao su cần lưu ý là vào thời điểm này giá cao su thế giới đang đi xuống sau khi thiết lập mức đỉnh vào tháng 2-2011 do ảnh hưởng từ những lo ngại về suy thoái kinh tế thế giới cũng như nhu cầu sụt giảm của thị trường Trung Quốc.

Giá xuất khẩu cao su Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, chỉ còn khoảng 3.300USD/tấn và không loại trừ khả năng sẽ giảm xuống còn 3.000USD/tấn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, tình hình sẽ sáng sủa hơn khi quý II các nước sản xuất cao su chủ lực bước vào mùa khô.

Hải Hồ

sài gòn đầu tư tài chính

Các tin tức khác

>   Chậm xử phạt sếp, cổ đông Sabeco bức xúc (19/03/2012)

>   SHN: 6,000 cổ đông “ngóng” động thái từ Bộ Quốc Phòng? (19/03/2012)

>   ACC244 dự kiến lãi 10 tỷ đồng và cổ tức 15% cho năm 2012 (19/03/2012)

>   PHR sắp thoái vốn đầu tư chứng khoán (19/03/2012)

>   UBND TP Hà Nội chỉ đạo xử lý vụ CTCK Woori (19/03/2012)

>   DRC sẽ giải ngân 1.244 tỷ đồng vào Dự án lốp radial (19/03/2012)

>   VNM phấn đấu bình quân lợi nhuận mỗi năm tăng 13% (19/03/2012)

>   Vận tải biển, chờ gì ở năm 2012? (19/03/2012)

>   FDC: Năm 2012 sẽ khai thác mỏ và đầu tư chứng khoán (18/03/2012)

>   LCG: Tại Đại hội, nhiều tờ trình quan trọng đã thay đổi (17/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật