Thứ Năm, 15/03/2012 15:44

M&A với các nhà đầu tư nước ngoài: Chờ bùng nổ các thương vụ lớn

Hoạt động sáp nhập - mua bán doanh nghiệp (M&A) dự báo sẽ sôi động hơn trong thời gian tới, trong đó, các thương vụ có yếu tố nước ngoài đóng vai trò quan trọng.

Điểm nhấn nhà đầu tư Nhật Bản

Theo thống kê từ các tổ chức nghiên cứu về M&A như Thomson Reuters, Công ty AVM Vietnam, năm 2011, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt gần 4 tỷ USD (năm 2010 đạt 1,7 tỷ USD). Trong đó, trên 2,6 tỷ USD thuộc các giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài.

Có thể thấy, M&A nói chung và M&A có yếu tố nước ngoài đang đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Năm 2011, các nhà đầu tư Nhật Bản có đóng góp nhiều nhất vào dòng tiền M&A cho thị trường Việt Nam, với tổng giá trị lên đến 596 triệu USD.

Nhà đầu tư Nhật Bản đang có xu hướng đầu tư mạnh vào 2 ngành hàng tiêu dùng và tài chính. Tiêu biểu nhất trong lĩnh vực tài chính là thương vụ Mizuho Corporate Bank (Nhật Bản) mua cổ phần của Vietcombank (VCB). Ngân hàng này phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho Mizuho Corporate Bank, với tổng giá trị 543,8 triệu USD. Đây là lần thứ hai, một ngân hàng Nhật Bản là cổ đông chiến lược của một ngân hàng Việt Nam. Trước đó, Sumitomo Mitsui Banking Corporation đã mua 15% cổ phần của Eximbank.

Các thương vụ M&A tiêu biểu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng là việc Unicharm mua lại 95% cổ phần của Diana với giá khoảng 129 triệu USD, Kirin Holding mua lại cổ phần chi phối tại Công ty cổ phần Thực phẩm quốc tế - Interfood (IFS), Daio Paper mua cổ phần của Giấy Sài Gòn, Glico mua 10,5% vốn điều lệ của Kinh Đô...

Ông Lê Phụng Hào, Chủ tịch Hội Marketing Việt Nam nhận định: “Các nhà đầu tư nước ngoài đang rất chú ý đến các công ty Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Riêng đối với nhà đầu tư Nhật Bản, xu hướng tham gia M&A tại Việt Nam sẽ mạnh hơn sau vụ động đất, sóng thần năm 2011. Họ muốn chuyển vốn vào Việt Nam để đảm bảo an toàn vốn và tận dụng lợi thế quốc gia”.

M&A tại Việt Nam sẽ sôi động hơn

Trong 5 năm trở lại đây, hoạt động M&A tại Việt Nam tăng trưởng khá ấn tượng, bình quân 30%/năm. Dự báo, hoạt động M&A sẽ còn sôi động hơn trong thời gian tới, trong đó, các thương vụ có yếu tố nước ngoài sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng. Động thái quyết liệt tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước đang là tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm và thực hiện các thương vụ M&A quy mô lớn hơn tại Việt Nam.

Theo một khảo sát, để chuẩn bị cho Diễn đàn M&A Vietnam tổ chức vào tháng 6 năm nay tại TP.HCM, có tới 65% số nhà đầu tư được hỏi quan tâm đến các cơ hội M&A tại Việt Nam và dự kiến sẽ tham dự diễn đàn này để tìm hiểu cơ hội.

Tuy nhiên, giống như việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), yếu tố quan trọng nhất của việc thu hút M&A là môi trường đầu tư - kinh doanh và tình hình kinh tế vĩ mô ổn định.

Về vấn đề này, ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty AVM Vietnam cho biết: “Để có một hành lang pháp lý tốt cho M&A, cần có những thay đổi về mặt chính sách, như việc áp dụng các nguyên tắc, tập quán quốc tế về sự bình đẳng, công bằng… trong kinh doanh nói chung và đầu tư nói riêng”.

Cũng theo ông Minh, yếu tố minh bạch về quản trị công ty và văn hóa hợp tác là những trở ngại trong thu hút các nhà đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, bản thân các doanh nghiệp cũng cần đổi mới và hoàn thiện để tăng sự hấp dẫn trong kêu gọi đầu tư.

Chia sẻ vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc chiến lược Tập đoàn FPT cho biết, một điểm yếu nữa cần khắc phục của doanh nghiệp Việt Nam là còn bị động và chưa có các bước chuẩn bị mang tính chuyên nghiệp khi triển khai thực hiện M&A, trong khi nhà đầu tư nước ngoài luôn trong thế chủ động, biết rõ mình muốn gì và làm như thế nào để đạt mục tiêu cao nhất.

Bài viết liên quan:

* Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam năm 2011

* GS. TSKH. Đặng Hùng Võ: Chính sách đất đai cần cởi mở để thu hút FDI

* Thu hút FDI: Khéo nói, chưa khéo làm

* Giải pháp hút vốn FDI vào công nghiệp phụ trợ

Anh Hoa

đầu tư

Các tin tức khác

>   SCR dự kiến huỷ phát hành thêm và thay đổi điều lệ (15/03/2012)

>   Tập đoàn thực phẩm Nhật mua 19% cổ phần Cholimex (15/03/2012)

>   Việt Nam hấp dẫn các công ty Nhật hơn cả Trung Quốc (15/03/2012)

>   Thời của đại gia giấu mặt: DN bất ngờ vì thâu tóm (15/03/2012)

>   Thực hư thông tin HBB sáp nhập vào SHB (14/03/2012)

>   Vốn đầu tư Nhật Bản hướng sang M&A (14/03/2012)

>   Bình Thiên An chưa có điều kiện mua thâu tóm GMD (14/03/2012)

>   SHB đang tìm kiếm đối tác để nhận sáp nhập vào (14/03/2012)

>   Ai đã âm thầm mua gần 40% vốn điều lệ Sabeco? (14/03/2012)

>   Ngân hàng ngoại “săn” đối tác khỏe (13/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật