Thứ Ba, 06/03/2012 06:22

Lợi dụng hạn mức tín dụng để cạnh tranh không lành mạnh

Việc chia hạn mức tín dụng đang bị lợi dụng để cạnh tranh không lành mạnh.

Theo Chỉ thị 01 của Ngân hàng (NH) Nhà nước về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và bảo đảm hoạt động NH an toàn hiệu quả năm 2012, các tổ chức tín dụng được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo 4 nhóm NH.

Trong đó, nhóm 1 được tăng trưởng tối đa 17%, nhóm 2 là 15%, nhóm 3 được 8%. Riêng nhóm 4 không được tăng trưởng tín dụng. Sau 6 tháng thực hiện, NH Nhà nước sẽ xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các NH một cách hợp lý, bảo đảm mục tiêu chính sách tiền tệ.

TS Lê Xuân Nghĩa đánh giá quy định của NH Nhà nước về hạn mức tín dụng có tác dụng đối phó với tình trạng NH mở rộng tín dụng quá mức; ngăn chặn tình trạng NH khó khăn về thanh khoản đẩy lãi suất huy động lên cao. Việc phân hạn mức tăng trưởng tín dụng giúp hệ thống NH phát triển lành mạnh, ổn định...

Hơn nửa tháng sau chỉ thị này đã có khoảng 20 NH công bố hạn mức tín dụng được phép của mình (chủ yếu rơi vào nhóm 1 và 2), còn các NH nhóm 3, nhóm 4 lại “im hơi lặng tiếng”. Rốt cuộc đã có hàng loạt thông tin bình luận khác nhau. Các NH thuộc nhóm 1, 2 xem đây là cơ hội để quảng bá hình ảnh, hoạt động của NH mình với khách hàng.

Trên trang web của nhiều NH đều để thông tin nằm top 1, top 2 ngay giao diện chính, bắt mắt. Lãnh đạo các NH được phép tăng trưởng tín dụng cao cũng liên tục phát đi thông cáo về kế hoạch tăng trưởng tiếp theo của NH mình nhằm gia tăng niềm tin cho khách hàng.

Tình trạng “nói xấu” NH bạn qua hạn mức tăng trưởng tín dụng cũng đang xảy ra. Nhân viên một số NH khi thấy khách đến gửi tiền, giao dịch liền xì xào câu chuyện xếp loại tín dụng để “nâng” mình lên, “đè” NH khác xuống. Việc chia hạn mức tín dụng đang bị lợi dụng để cạnh tranh không lành mạnh…

Trước đó, hệ thống NH cũng từng xôn xao một số vụ NH “gài bẫy” NH bạn vượt trần lãi suất huy động. “Chưa bao giờ các NH lại không tin nhau như bây giờ” là lời một vị chuyên gia kinh tế có tên tuổi. Vì vậy, ngoài các biện pháp về hành chính, tiền tệ nhằm lập lại trật tự hệ thống NH, điều quan trọng hơn là khôi phục niềm tin giữa các NH, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

Thái Phương

Người lao động

Các tin tức khác

>   Nếu xăng dầu tăng giá, lãi suất bao giờ mới giảm? (05/03/2012)

>   Tái cơ cấu - Bài toán khó (05/03/2012)

>   SHB chính thức công bố kết quả phân nhóm tăng tín dụng (05/03/2012)

>   Cơ hội vẫn mở sau phân nhóm tín dụng (05/03/2012)

>   ANZ: Hết quý I mới có thể cắt giảm lãi suất (05/03/2012)

>   IFC tăng tài trợ cho VIBank (05/03/2012)

>   Tín dụng cho vay lãi suất thấp không nhiều (05/03/2012)

>   Doanh nghiệp vẫn vay lãi suất cao (04/03/2012)

>   Giảm lãi suất: Biết rồi, khổ lắm, nói mãi! (04/03/2012)

>   Không lo vỡ quỹ bảo hiểm khi ngân hàng nhóm IV lộ diện (03/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật