Thứ Năm, 01/03/2012 09:49

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2012

HLA: Cuối năm 2012 sẽ thoát lỗ

Đó là thông tin được ông Phan Văn Dũng, Ủy viên HĐQT chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2012 của CTCP Hữu Liên Á Châu (HOSE: HLA) diễn ra chiều ngày 29/02.

Phát triển sản phẩm thép kết cấu ống lớn

Trong năm tài chính 2012, công ty đặt kế hoạch 3,200 tỷ đồng doanh thu thuần và 34.5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Cổ tức ở mức 9% bằng tiền.

ĐHĐCĐ đã thông qua HĐQT nhiệm kỳ mới 2012 – 2016 gồm: Ông Trần Xảo Cơ, ông Trần Tuấn Nghiệp, ông Phan Văn Dũng, ông Bùi Quang Hiệp và ông Đoàn Minh Tiến. Ban kiểm soát gồm ông Khưu Minh Hòa, ông Lê Anh Hải và bà Nguyễn Thị Hoàng Vân.

Nói về kế hoạch trên, ông Phan Văn Dũng, Ủy viên HĐQT công ty cho biết thực sự đây là kế hoạch phòng thủ và không dám tấn công vì không vay ngân hàng được. Trong khi đó, đặc điểm của ngành thép là dựa chủ yếu trên vốn ngân hàng. Dù vậy, ông Dũng cho rằng khả năng lời nhiều thì không có nhưng cuối năm nay có thể đảm bảo thoát lỗ. Bởi vì hiện giá thép thế giới đang tăng trở lại, khoảng tháng sau thì giá thép Việt Nam bắt đầu biến động theo.

Chia sẻ về hoạt động kinh doanh trong năm nay, ông Dũng cho biết hiện công ty đang có 2 dàn máy thép kết cấu đã nhập về và đang chạy thử. Đợt vừa rồi công ty đã tung ra 10 loại sản phẩm ống kết cấu thăm dò thị trường, hy vọng khoảng quý 3  năm nay sẽ chính thức đưa ra sản phẩm.

Công ty đang hướng tới loại thép kết cấu ống lớn sử dụng trong cầu đường vì phân khúc này giàu tiềm năng. Chỉ có điều thép kết cấu khi làm sẽ dính tới đầu tư công vì đó không phải là sản phẩm dân dụng. Khi kinh tế phát triển trở lại thì HLA là người đón đầu.

Ông Dũng chia sẻ thêm, tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm thép kết cấu cao nhưng công nợ và vòng quay chậm vì làm việc theo công trình. Do vậy, sản lượng chính của HLA vẫn phải nằm ở dân dụng để tạo vòng quay cho tiền. Còn phần thép kết cấu sẽ thâm nhập từ từ, khi đầu tư công phát triển thì công ty sẽ có nguồn vốn đầu tư tiếp.

Được biết, ở Việt Nam hiện tại gần như chưa có công ty nào sản xuất về ống thép, riêng chỉ có một công ty ở  Đồng Nai sản xuất ống lớn để xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 

4 thị trường xuất khẩu chủ lực

Đại diện HLA cho biết, năm nay công ty tập trung đánh mạnh vào 4 thị trường trọng điểm: Myanmar, Campuchia, Indonexia và Thái Lan. Tổng cộng 4 thị trường đó xuất khoảng 36,000 tấn, doanh thu 500 tỷ đồng, chiếm khoảng 25% doanh số toàn công ty.

HĐQT cam kết mua vào để cứu giá cổ phiếu

Với thực trạng giá cổ phiếu xuống dưới mức thấp, cổ đông có phần e ngại HLA đứng trước nguy cơ bị thâu tóm. Tuy nhiên, HĐQT đã cam kết trong khả năng của mình sẽ tiếp tục đăng ký mua vào.

Tính đến thời điểm này, HĐQT, Ban giám đốc và những người có liên quan đang nắm giữ tổng cộng 33% cổ phiếu của công ty. Theo HĐQT, tỷ lệ này nằm trong phạm vi an toàn.

HLA dự kiến hai thị trường Myanmar và Campuchia chiếm xấp xỉ 80% doanh số xuất khẩu của công ty đến các nước Đông Nam Á, trong đó Myanmar là 35%, còn Campuchia 40%.

Theo ước tính của HLA, công ty đang chiếm 60-70% thị phần tại Myanmar. Đặc biệt, sản phẩm ống thép gần như đã chiếm trọn thị trường này.

Đại diện công ty cũng chia sẻ, hiện HLA đang kết hợp với đối tác Myanmar để xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, mạng lưới phân phối. Với thị trường Thái Lan, HLA cũng đang làm việc với một số đối tác để xuất khẩu ống thép cán nguội và inox.

Vì sao năm 2011 không đạt kế hoạch?

Kết thúc năm tài chính 2011, HLA thực hiện được 3,269.5 tỷ đồng doanh thu thuần, vượt 36% kế hoạch. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 2.88 tỷ đồng, bằng 6% kế hoạch.

Trả lời thắc mắc của cổ đông về kết quả kinh doanh 2011, ông Phạm Trần Ái Trung, Giám đốc Tài chính HLA cho biết có nhiều nguyên nhân làm cho công ty không đạt kế hoạch. Cụ thể, chi phí đầu vào năm qua tăng mạnh, lương phải điều chỉnh 2 lần một năm theo quy định hiện hành của Nhà nước, chi phí điện tăng thêm 7%, chi phí nước, vận chuyển (xăng, dầu) đồng loạt tăng. Trong khi đó, giá bán giảm trong bối cảnh kinh tế khó khăn dẫn đến biên lợi nhuận giảm. Bên cạnh đó, còn do công ty đầu tư các dự án trong tương lai nên phát sinh chi phí tài chính và chưa thu lợi nhuận.

Bổ sung thêm về việc không hoàn thành kế hoạch năm, ông Dũng cho biết năm 2011, khi xây dựng kế hoạch giá thành giá bán thì HLA dựa trên lãi suất thấp hơn thực tế. Cụ thể, năm ngoái giá thành sản phẩm được tính dựa trên lãi suất ngân hàng từ 12-14% thì lãi suất bỗng chốc vọt lên 18-20%. Việc lãi suất tăng cao đã đội chi phí tăng theo.

Bội Mẫn (Vietstock)

Finfonet

Các tin tức khác

>   TRA vượt 11% kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2011 (01/03/2012)

>   Kỳ vọng CTG  (01/03/2012)

>   VNS thực hiện được 82% kế hoạch năm (01/03/2012)

>   FAHASA đạt doanh thu 1.420 tỉ đồng (29/02/2012)

>   Westernbank dự kiến tăng trưởng tín dụng 15% (29/02/2012)

>   Ngân hàng hợp nhất lãi gần 70 tỷ đồng trong tháng 1 (29/02/2012)

>   TLC: Năm 2011 tiếp tục lỗ hơn 34 tỷ đồng (29/02/2012)

>   LCG: Lãi ròng năm 2011 giảm 35% do lãi vay tăng cao  (29/02/2012)

>   TV1 công bố BCTC công ty mẹ sau 1 tháng trễ hạn (29/02/2012)

>   MHL: Không chia cổ tức năm 2011 do thiếu tiền (29/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật