Thứ Hai, 19/03/2012 08:44

ĐHĐCĐ thường niên 2012 

HDO được gì sau khi sáp nhập DHL?

ĐHCĐ của Công ty Cổ phần Hưng Đạo container (HDO) đã thông qua phương án sáp nhập Công ty Cổ phần Cơ khí vận tải thương mại Đại Hưng (DHL) vào HDO để trở thành một doanh nghiệp có vị thế lớn hơn trên thị trường.

ĐHCĐ của Công ty Cổ phần Hưng Đạo container (HDO) đã thông qua phương án sáp nhập Công ty Cổ phần Cơ khí vận tải thương mại Đại Hưng (DHL) vào HDO để trở thành một doanh nghiệp có vị thế lớn hơn trên thị trường.

HDO sẽ phát hành cổ phiếu theo hình thức chào bán ra công chúng để đổi lấy toàn bộ cổ phiếu DHL theo tỷ lệ chuyển đổi được Đại hội cổ đông 2 công ty thông qua. Toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của DHL sẽ được chuyển giao cho HDO.

Theo tư vấn của Công ty Chứng khoán ABC, tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu DHL sang cổ phiếu HDO là 1,14:1, có nghĩa là tại thời điểm chốt danh sách thực hiện chuyển đổi, mỗi cổ đông sở hữu 1,14 cổ phiếu DHL sẽ nhận được 1 cổ phiếu HDO.

HDO và DHL là những doanh nghiệp có thị phần lớn nhất nhì trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Theo CTCK ACB thực hiện việc sáp nhập thì quy mô vốn, quy mô tài sản của doanh nghiệp sau khi sáp nhập sẽ lớn hơn. Điều đó cũng có nghĩa năng lực sản xuất, năng lực cung cấp sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp sau sáp nhập sẽ mạnh mẽ hơn nhiều, bởi nó không chỉ là viêc cộng số học đơn thuần mà còn có sức mạnh cộng hưởng của việc sáp nhập rạo ra. Đồng thời, sẽ phá bỏ được sự cạnh tranh không đáng có giữa hai doanh nghiệp và rõ ràng có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng chung.

Bên cạnh lợi ích nâng cao vị thế công ty, tăng cường năng lực cạnh tranh, tiết giảm chi phí quản lý…thì việc sáp nhập còn giúp giảm chi phí lãi vay. Hiện tại, HDO là đơn vị có uy tín và quy mô lớn hơn DHL, vì vậy xét về mặt lý thuyết thì HDO có cơ hội vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp hơn và dễ dàng hơn so với DHL. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu của HDO vào khoảng 67% cao hơn so với DHL ( khoảng 10%), do đó, khi vay vốn ngân hàng có thể HDO phải chịu lãi suất vay cao hơn so với DHL. Hơn nữa, hầu hết các tài sản của HDO đã sử dụng để thế chấp vay vốn ngân hàng, còn DHL thì tỷ lệ vay thấp và còn nhiều tài sản thế chấp ngân hàng. Như vậy, sau sáp nhập có thể tận dụng được lợi thế của cả hai doanh nghiệp để cơ cấu lại toàn bộ các khoản vay nợ cũng như xem xét lại tài sản thế chấp ngân hàng, đem lại cơ cấu tài chính bền vững hơn cho doanh nghiệp.

Dự kiến kết quả kinh doanh của HDO trong 5 năm tới sau khi thực hiện sáp nhập như sau:

Phan Hằng

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Ngân hàng Đông Á đang tính chuyện sáp nhập (19/03/2012)

>   MCG: Chứng khoán Thăng Long lướt sóng hơn 10 triệu cp (16/03/2012)

>   Licogi 16.9 sẽ sáp nhập vào LCS (16/03/2012)

>   CTD sắp phát hành riêng lẻ 10.43 triệu cp (15/03/2012)

>   M&A với các nhà đầu tư nước ngoài: Chờ bùng nổ các thương vụ lớn (15/03/2012)

>   SCR dự kiến huỷ phát hành thêm và thay đổi điều lệ (15/03/2012)

>   Tập đoàn thực phẩm Nhật mua 19% cổ phần Cholimex (15/03/2012)

>   Việt Nam hấp dẫn các công ty Nhật hơn cả Trung Quốc (15/03/2012)

>   Thời của đại gia giấu mặt: DN bất ngờ vì thâu tóm (15/03/2012)

>   Thực hư thông tin HBB sáp nhập vào SHB (14/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật