Thứ Hai, 26/03/2012 06:47

DN Việt mua tài sản nước ngoài: Vui một nửa thôi

Tuần qua, cả thị trường xao động khi một DN Việt Nam đã mua lại khách sạn Deawoo - khách sạn 5 sao đầu tiên, một công trình đi liền với sự phát triển của Hà Nội, một địa chỉ nổi tiếng ở Hà Nội. Đây thực sự là một sự ngạc nhiên, một niềm vui khi chứng kiến một thành công đáng nhớ của DN Việt Nam.

* Doanh nghiệp Việt mua lại toàn bộ Khách sạn Deawoo Hà Nội

Lần lại các thương vụ gầy đây, người ta chợt nhận ra đã có rất nhiều thương vụ các DN, nhà đầu tư Việt Nam mua lại các tài sản lớn của nước ngoài như: khách sạn hạng sang, khu du lịch nổi tiếng. Thậm chí, không chỉ mua các khách sạn và resort trong nước mà DN Việt Nam còn mua luôn cả tài sản nước ngoài của những ông chủ "người Tây".

Trước hết, phải nhìn nhận đây là một biểu hiện đáng mừng. Bởi vì, sau những năm đổi mới và phát triển kinh tế, Việt Nam đã xuất hiện nhiều doanh nhân, nhiều DN có tiềm lực kinh tế mạnh. Họ đã tích lũy đủ tiềm lực để tự đầu tư để làm các dự án lớn mà trước đây không thể thực hiện. Thậm chí không tiếc tiền mua lại những tài sản lớn dù trên đất nước mình nhưng lại thuộc về người khác. Không vui sao được khi chúng ta đã có đủ sức mạnh để làm chủ những tài sản lớn mà trước đây chỉ có các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu, còn DN trong nước có muốn cũng không đủ sức.

Có rất nhiều lý do để các nhà đầu tư nước ngoài bán tài sản lại cho DN Việt Nam và các DN Việt Nam chấp nhận một cái giá đắt để mua lại các tài sản này.

Tuy nhiên, điều dễ thấy các khách sạn, khu du lịch được mua bán đều rất nổi tiếng, đang an nên làm ra nên khó có thể nói là phía đối tác ngoại gặp khó khăn và DN Việt Nam mua được giá rẻ. Có chăt, đây là những cuộc mua bán doanh nghiệp bình thường mà mỗi bên đều chấp nhận những mức giá hợp lý để có cái lợi lớn nhất mà mình mong muốn.

Điểm đáng chú ý,các DN Việt Nam sau khi mua lại các tài sản này đều giữ nguyên tên tuổi, thương hiệu... và lẽ dĩ nhiên để được cái quyền đó, họ phải trả một khoản tiền lớn trong hợp đồng mua bán. Thậm chí, để đảm bảo hoạt động ổn định, chính các ông chủ Việt Nam phải thuê lại các nhà đầu tư và quản lý cũ làm việc cho mình mơớimong duy trì đựoc chất lượng và hiệu quả.

Nhận định về điều này, các chuyên gia M&A cho biết, khoản đầu tư các DN Việt Nam bỏ qua ngoài việc mua lại các tài sản tốt thì còn đạt được những giá trị về thương hiệu, tên tuổi và công nghệ quản lý... Điều mà các DN Việt Nam không thể có được trong nay mai. Và cái gí để có điều đó là không hề rẻ, nhất là trong lĩnh vực khách sạn, du lịch.

Như vậy có thể thấy, dù có thể có rất nhiều tiền mua được tài sản, nhưng để kinh doanh thành công, có những thương hiệu lớn nổi tiềng và quốc tế thừa nhận về uy tín và chất lượng... đảm bảo cho thành công thì thì không DN Việt Nam nào đủ tự tin là sẽ làm được.

Vì thế cũng dễ hiểu khi bỏ ra hàng chục triệu USD nhưng không mấy DN Việt Nam dám gắn tên mới của mình cho những tài sản đó. Mà trái lại, họ còn phải chấp nhận mất tiền để được mang tên người khác.

Từ thực tế này có thể thấy, các doanh nnhân Việt Nam dù đủ tiền mua lại phần lớn vốn góp của một khách san 5 sao ở Hà Nội từ các nhà đầu tư nước ngoài, hay có đến 80% các khu resort sang trọng ở Việt Nam do các nhà đầu tư trong nước sở hữu đã không còn là điều bất ngờ. Ngay cả khu đô thị du lịch lớn nhất miền Bắc hiện nay có vốn đầu hơn 1,2 tỷ USD cũng do một nhà đầu tư trong nước thực hiện... nhưng dường như chúng ta mới có sức mạnh của tài chính để nắm giữ phần xác của tài sản.

Trong khi đó, những giá trị sáng tạo, đảm bao nổi tiếng, uy tín và thành công trên thị trường quốc tế thì vẫn còn phải đi vay. Có lẽ vì thế  mà qua những thương vụ trên chúng ta vui những cũng chỉ vui một phần thôi vì chúng ta có tiền nhưng để nổi tiếng và được quốc tế thừa nhận thì chưa. Và điều đó e vẫn còn rất xa mới đạt được.

Một giám đốc DN bất động sản lớn ở Hà Nội khi giới thiệu dự án của mình đã rất tự hào khi thuế được các nhà thầu, thiết kế và tư vấn nổi tiếng nước ngoài. Chính vì thế, ông này cho rằng, đã đến lúc, DN nước ngoài sẽ làm thuê cho Việt Nam thay vì DN Việt Nam chỉ biết đi làm thuê cho nước ngoài trên đất của mình như thời gian qua". Vị giám đốc này không sai, khi ngay tại dự án của ông quản lý đang có nhiều nhà thầu nước ngoài được thuê thực hiện các phần việc khác nhau. Thậm chí, chỉ với  khâu quy hoạch, thiết kế chủ đầu tư đã thay tới 2 nhà thầu có tiếng trên thế giới.

Chuyện như thế phổ biến tại nhiều khu du lịch và bất động sản lớn khi các nhà đầu tư trong nước có đủ tiền để đầu tư nhưng để vận hành và kinh doanh đều phải thuê lại các tập đoàn lớn nước ngoài. Thậm chí, không ít cơ sở mang tên và trở thành một thành viên dạng liên kết trong tập đoàn du lịch - khách sạn toàn cầu nổi tiếng. Điều đáng nói, đối với hầu hết các nhà đầu tư thì được mang tên người khác lại là yếu tố đảm bảo thành công trong kinh doanh. Và tất nhiên, cái giá để có được mang tên người khác như thế là không hề rẻ.

Trong khi đó, ở những khu công nghiệp và ngay tại trong những rerost hàng ngàn nhân công Việt Nam đang làm thuê cho các DN nước ngoài bằng lao động chân tay, hàng loạt DN Việt Nam đang làm thuế cho DN nước ngoài bằng cách gia công từng chiếc cúc áo, khâu từng đế giày... để nhận tiền công rất thấp.

Đáng tiếc, đây chính là thực cảnh phổ biến về làm thuê giữa DN Việt Nam và với nước ngoài.

Thực chất, hiện nay, việc sản xuất hàng hàng hóa đã được toàn cầu hóa. Chuyện một sản phẩm có đến hàng chục DN thuộc các quốc gia khác nhau cùng tham gia sản xuất là bình thương. Còn người sở hữu đích thực thì hoàn toàn không sản xuất bất cứ công đoạn nào. Tất cả đều được thuê gia công và họ chỉ quản lý chất lượng, thương hiệu sản phẩm... nhưng chính họ là người thu lợi cuối cùng và cao nhất.

Làm thuê như thế đã được đã được hiểu dưới dạng chuyên môn hóa, tận dụng thế mạnh, tăng hiệu quả tối đa cho từng khâu trong một chuỗi giá trị. Rất tiếc trong chuỗi giá trị toàn cầu đó, chúng ta đang làm thuê ở công đoạn thấp nhất, ít giá trị nhất là bán sức lao động cơ bắp nhưng đi thuê lại nước ngoài ở công đoạn cao cấp nhất và giá trị lớn nhất là công nghệ, quản trị, thị trường và nhân lực cao cấp...

Đó chính là những cấp độ khách nhau về giá trị trong thời toàn cầu hóa. Mà ở đó thể hiện giá trị và sức mạnh của sự sáng tạo, đảm bảo cho tăng tốc nhanh và phát triển bền vững. Đó lại là điều chúng ta đang thiếu. Vì thế, nhựng chuyện như trên có vui cũng chỉ nên vui môt tý thôi.

 Lê Khắc

Diễn đàn kinh tế Việt Nam

Các tin tức khác

>   HDM: Phát hành 2 triệu cp để thưởng và trả cổ tức (24/03/2012)

>   VIC thông qua việc chào bán và niêm yết trái phiếu tại Singapore (23/03/2012)

>   PVX phát hành được 150 triệu cổ phiếu, chiếm 60% (23/03/2012)

>   Đấu giá thành công hơn 1 triệu cổ phần CMCTI (22/03/2012)

>   CTG được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 26,217 tỷ đồng (22/03/2012)

>   TTF: Tỷ lệ hoán đổi sẽ bàn tại Đại hội thường niên (22/03/2012)

>   HuuNghiFood dự kiến phát hành hơn 2.6 triệu cp (22/03/2012)

>   Tăng vốn điều lệ: Ưu thế nghiêng về ngân hàng lớn  (22/03/2012)

>   Nếu hai "đại gia phone" sáp nhập: Có gì ầm ĩ! (22/03/2012)

>   Sáp nhập ngân hàng: Chuyện không thể giấu (21/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật