Thứ Tư, 07/03/2012 13:10

DN bất động sản: Nợ vay ngắn hạn “bỗng dưng” biến thành dài hạn

Việc “tái cơ cấu” giúp cho cả chủ nợ (ngân hàng) và con nợ thoát khỏi những nỗi lo ngắn hạn, trong khi rủi ro dài hạn thì vẫn còn y nguyên.

* VPH tái cơ cấu 250 tỷ đồng vay ngắn hạn thành trung, dài hạn

Tiền đâu trả nợ gốc?

Thị trường bất động sản trầm lắng trong nhiều năm đã đẩy hoạt động kinh doanh của nhiều công ty bất động sản lâm vào tình cảnh cực kỳ khó khăn. Đây là điều không cần phải bàn cãi.

Thực tế cho thấy từ kết quả hoạt động năm 2011, bất kể “ông lớn” hay “ông nhỏ” đều đua nhau báo lỗ, công ty may mắn không báo lỗ thì kết quả doanh thu, lợi nhuận đều sụt giảm thê thảm so với năm trước.

Điển hình như QCG năm 2011 lỗ ròng 38.6 tỷ đồng, trong khi năm trước lãi hơn 268 tỷ đồng. PDR doanh thu năm 2011 chỉ được 127 tỷ đồng, bằng 8% so với năm 2010, LNST đạt 7 tỷ đồng, bằng 2.1% năm trước. KBC có LNST hợp nhất năm 2011 đạt 84 tỷ đồng, chỉ bằng 7.6% so với năm 2010. Đối với HAG, lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ năm 2011 là 1,157 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với mức 2,004 tỷ đồng của năm trước…

Việc kinh doanh không thuận lợi khiến cho hoạt động tạo tiền của các công ty bất động sản trở nên khó khăn hơn. Điều này được thể hiện khá rõ trong lưu chuyển tiền tệ khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của hầu hết các công ty đều bị âm trong năm 2011.

Câu hỏi đặt ra là các công ty bất động sản sẽ lấy tiền ở đâu để trả các khoản nợ vay ngân hàng ngắn hạn đang đến kỳ thanh toán.

“Tái cơ cấu” các khoản nợ: Lối thoát cho cả chủ nợ và con nợ

Không có tiền trả nợ gốc, về lý thuyết các công ty bất động sản sẽ phải đối diện với nguy cơ bị ngân hàng yêu cầu mở thủ tục phá sản. Về phía ngân hàng, điều này không mấy vui vẻ khi danh mục nợ xấu sẽ phải công bố tăng thêm và hình ảnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Như vậy, đây rõ ràng là nỗi lo không chỉ của các công ty bất động sản mà còn của cả các ngân hàng.

Trước mối lo này, trên thực tế các công ty bất động sản và các ngân hàng có thể “bắt tay” thực hiện việc “tái cơ cấu” các khoản nợ vay từ ngắn hạn sang trung và dài hạn. Nói một cách dân dã thì đây là hiện tượng “đảo nợ” được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây.

“Tái cơ cấu” nợ thành công giúp doanh nghiệp tránh khỏi áp lực trả nợ gốc trong khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó, các ngân hàng cũng bớt đi một khoản nợ xấu, nợ quá hạn trong tổng dự nợ cho vay của mình.

Gần đây, VPH bất ngờ thông báo “tái cơ cấu” thành công khoản nợ vay ngắn hạn 250 tỷ đồng thành trung và dài hạn trong quý 4/2011.

Báo cáo lưu chuyện tiền tệ quý 4/2011 của doanh nghiệp này cho thấy, hoạt động chính không tạo ra dòng tiền khi âm 161.9 tỷ đồng, hoạt động đầu tư cũng âm 34.6 tỷ đồng.

Vậy VPH “đào” đâu ra tiền để trả khoản nợ vay ngắn hạn 256 tỷ đồng vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Chợ Lớn, nếu không được chính ngân hàng này cho “tái cơ cấu” khoản nợ vay ngắn hạn thành trung và dài hạn.

Thông tin cho thấy VPH cũng đang hoàn thành thủ tục để có thể “tái cơ cấu“ thêm 150 tỷ đồng nợ vay trung hạn thành dài hạn.

Thống kê báo cáo tài chính năm 2011của 64 công ty trong ngành bất động sản cho thấy, tính đến thời điểm cuối năm, tổng nợ vay ngắn hạn lên tới 18,832 tỷ đồng tăng 14.4% so với 2010, nợ vay dài hạn là 32,922 tỷ đồng tăng 2.6%. Tổng các khoản nợ vay ngắn hạn đang chiếm tỷ trọng gần 10% tổng nguồn vốn, tỷ trọng của vay dài hạn đang là 20%.

Như vậy, nếu tình hình kinh doanh của ngành bất động sản trong những tháng tới đây không được cải thiện, khoản mục hàng tồn kho không giảm bớt thì hiện tượng “tái cơ cấu” này rất có thể trở thành xu thế.

“Tái cơ cấu” không chỉ là màu hồng

Việc “tái cơ cấu” giúp cho cả chủ nợ (ngân hàng) và con nợ thoát khỏi những nỗi lo ngắn hạn, trong khi rủi ro dài hạn thì vẫn còn y nguyên.

“Tái cơ cấu” các khoản nợ vay chắc chắn không giúp các doanh nghiệp giải quyết được vấn đề thanh khoản đang tồn tại, có chăng chỉ kéo dài thời gian “sống sót”. Các khoản nợ mới này cũng không giúp tạo thêm thu nhập để trả các khoản nợ gốc.

Nếu ngành bất động sản không cải thiện hay lãi suất vẫn tiếp tục đứng ở mức cao trong thời gian tới thì nguy cơ nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh “hấp hối” là không thể tránh khỏi.

Trong khi đó, các ngân hàng mặc dù bớt đi khoản nợ xấu, nợ quá hạn nhưng việc không thu hồi được các khoản nợ vay này sẽ ảnh hưởng đến tình hình thanh khoản, khi ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm hoàn trả cho người gửi tiền.

Bên cạnh đó, có thể thấy điều này cũng có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các ngân hàng khi lợi nhuận chỉ là con số thể hiện trên giấy tờ.

Đức Nguyễn (Vietstock)

Finfonet 

Các tin tức khác

>   IDV sẽ mua 51% CTCP Xây dựng và Thương mại Vĩnh Sơn (07/03/2012)

>   RCL: Lãi ròng năm 2011 giảm 42% (07/03/2012)

>   Những "điểm nóng" mùa ĐHCĐ của các ngân hàng (07/03/2012)

>   HJS: Lãi ròng hợp nhất 2011 gấp 2.8 lần năm trước (07/03/2012)

>   VPH: Cổ phiếu tăng trần vì hoàn tất tái cơ cấu 402 tỷ đồng nợ vay (07/03/2012)

>   TSC gặp khó với kinh doanh phân bón (07/03/2012)

>   TSM, VC9: Lợi nhuận đồng loạt giảm và vỡ kế hoạch (07/03/2012)

>   AGD đặt mục tiêu 120 - 140 tỷ đồng lợi nhuận (07/03/2012)

>   PHR: Kiểm toán lưu ý 103 tỷ đồng giá trị lợi thế kinh doanh (07/03/2012)

>   Tích sản của SAM ở đâu? (06/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật