Thứ Ba, 06/03/2012 06:29

Để gas giảm nóng

Theo các chuyên gia, nếu thực hiện tốt 2 giải pháp dưới đây thì thị trường gas mới có cơ sở, nền tảng tốt để giữ được sự ổn định và phát triển một cách bền vững…

 

Chấn chỉnh hệ thống phân phối, ổn định mức chiết khấu

Theo Nghi định 107/CP của Chính phủ về kinh doanh khí hóa lỏng (gas), gas là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, rất nhiều cửa hàng, đại lý bán gas hiện nay chưa đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Để chấn chỉnh hệ thống phân phối gas, trước hết các đơn vị liên quan cần phải tuân thủ nghiêm nghị định nêu trên của Chính phủ. Công tác chế tài xử phạt trong quản lý hệ thống phân phối gas cũng phải thực hiện nghiêm.

Nhiều đại lý, DN vi phạm nghiêm trọng thông qua việc làm gas giả, san chiết gas trái phép, tăng giá bất hợp lý nhưng biện pháp xử phạt chỉ vài chục triệu đồng nên không đủ sức răn đe. Vì vậy cần mạnh tay hơn nữa đối với các trường hợp vi phạm, đưa ra xét xử các trường hợp vi phạm để làm gương.

Vấn đề cần phải giải quyết ngay, đó là ổn định mức chiết khấu cho các đại lý. Hiện nay, mức chiết khấu, hoa hồng các DN đầu mối chi cho các đại lý cao, thấp khác nhau. Điều này dẫn đến các đại lý tùy cơ tăng giảm giá bán. Nếu như DN đầu mối để lại mức chiết khấu thấp thì đại lý sẽ tự động nâng giá bán và ngược lại. Hầu hết chuyên gia và cơ quan chức năng đều có chung nhận định: muốn kiểm soát để giá không tăng một cách vô lý thì việc chấn chỉnh hệ thống đại lý là hết sức quan trọng. Các DN phải bình ổn được mức chiết khấu, hoa hồng mới có thể ổn định được thị trường gas.

Để khắc phục tình trạng này, cơ quan quản lý nhà nước nên cho phép mở rộng đại lý cho DN đầu mối. Như vậy, đại lý của DN mới quản được đại lý tự do khi cạnh tranh. Để ổn định mức chiết khấu, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải làm rõ lợi nhuận của DN, những chi phí bất hợp lý cần phải xem xét lại, bắt buộc bán đúng giá quy định, nếu vi phạm phải xử lý ngay.

Tham gia chương trình bình ổn giá

Hiện nay giá gas tại Việt Nam phụ thuộc vào các yếu tố sau: Giá CP (Contract Price), chi phí sản xuất, quản lý, kinh doanh và lợi nhuận của DN, thuế giá trị gia tăng; thuế nhập khẩu và tỷ giá. Giá CP hay còn gọi giá thế giới, là đơn giá một tấn LPG (Gas) do Công ty Aramco của Arập Xêút công bố vào đầu mỗi tháng và được áp dụng cả tháng. Thống kê năm 2011, tổng nhu cầu gas cả nước khoảng 1,24 triệu tấn, trong đó tỷ lệ gas nhập khẩu chiếm 54%, số còn lại do trong nước sản xuất.

Hiện giá gas trong nước (từ nguồn Nhà máy khí Dinh Cố và từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất) theo chỉ đạo của Chính phủ, được áp theo giá nhập khẩu và đấu giá công khai. Việc làm này đảm bảo sự minh bạch của DN nhà nước và sòng phẳng theo cơ chế thị trường.

Để tìm giải pháp đối phó giá gas tăng đột biến, mới đây, Sở Công thương TPHCM đã gặp gỡ các DN đầu mối gas bàn việc thực hiện chương trình bình ổn thị trường mặt hàng gas trong năm 2012. Đại diện Sở Công thương TPHCM cho biết, chương trình sẽ tạo điều kiện tối đa DN tham gia bình ổn giá. Khi tham gia, các DN sẽ được hỗ trợ trong việc quy hoạch xây dựng kho chứa, điểm chiết nạp, vốn vay theo nguồn vốn kích cầu, cũng như hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối...

Cụ thể, các DN tham gia bình ổn phải cam kết giữ giá ổn định từ 3 đến 6 tháng (bắt đầu từ 1-4), tức bằng hoặc thấp hơn giá bán trên thị trường. Trong trường hợp giá nguyên liệu đầu vào tăng 5-10%, DN đăng ký lại giá bán với Sở Tài chính để sở này thẩm định và chấp thuận bằng văn bản. Các DN tham gia sẽ có quyền lợi được thành phố hỗ trợ quy hoạch xây kho tồn chứa hay vay vốn kích cầu để đầu tư hệ thống.

Trước mắt, để hạn chế tình trạng loạn giá gas, các DN, nhà phân phối cần thông báo giá nhập, giá giao cho các đại lý hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, tính toán tới việc hợp lý hóa các khoản chiết khấu để có thể bình ổn gia. Việc cấp phép và quản lý các đại lý gas sẽ được sở kiến nghị UBND TP xem xét lại.

Số liệu từ Hiệp hội Gas VN cho thấy, nhu cầu tiêu thụ LPG tăng nhanh chóng: năm 1991, nhu cầu LPG cả nước 50.000 tấn; năm 2000: 400.000 tấn; năm 2010: 1,2 triệu tấn, năm 2011: 1,24 triệu tấn. Dự báo năm 2015 nhu cầu sử dụng LPG cả nước khoảng 1,5 triệu tấn và năm 2020 đạt 2 triệu tấn.

Hiện nay, sản lượng gas trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu thị trường (nguồn sản xuất từ Nhà máy Khí Dinh Cố và Nhà máy Lọc dầu Dung Quất), 50% còn lại phải nhập khẩu. Do đó, giá gas trong nước luôn thay đổi, biến động theo giá thế giới.

Bên cạnh đó, khả năng dự trữ gas của các doanh nghiệp Việt Nam còn kém. Hệ thống kho chứa LPG ở Việt Nam hiện nay rất hạn chế. TS Nguyễn Sĩ Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam cho biết, toàn quốc hiện có 31 kho LPG, nhưng sức chứa chỉ từ 500 – 4.000 tấn/kho (chỉ có 4 kho sức chứa trên 3.000 tấn).

Điều này khiến các doanh nghiệp kinh doanh LPG ở Việt Nam không chủ động được nguồn hàng, khi gas rẻ không trữ được nhiều và cũng không có khả năng nhập khẩu trực tiếp với khối lượng LPG lớn từ các nguồn như Trung Đông, Australia…, hiện chỉ có thể mua lại LPG của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Singapore... Đây là điểm yếu lớn nhất của thị trường LPG ở Việt Nam.

Nguyễn Thu Tuyết

Sài Gòn giải phóng

Các tin tức khác

>   Vụ trưởng Vụ thị trường: Không để lặp lại kịch bản đứt nguồn cung xăng dầu (05/03/2012)

>   Cây xăng viện đủ cớ để đóng cửa, nghỉ bán (05/03/2012)

>   Khi xăng dầu chảy theo “ngõ ngách” (04/03/2012)

>   Rộ tin đồn giá xăng dầu tăng cao (03/03/2012)

>   Đầu cơ “thổi” giá xăng dầu thế giới (03/03/2012)

>   Dầu sụt mạnh nhất từ đầu năm 2012 xuống dưới 107 USD/thùng (03/03/2012)

>   Gas giảm 16 nghìn đồng/bình từ 3.3 (02/03/2012)

>   Bộ Tài chính: Giảm thuế nhập gas xuống 0% (02/03/2012)

>   Dầu vượt 110 USD/thùng sau thông tin về vụ nổ đường ống (02/03/2012)

>   Cả thế giới bối rối vì xăng dầu (02/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật