Thứ Bảy, 17/03/2012 09:19

Cước tàu tăng làm khó hàng xuất khẩu

Các hãng tàu nước ngoài dồn dập thông báo tăng giá vận tải bằng container trong tháng 3 đi hầu như các tuyến hàng hải quan trọng là Trung Đông, châu Âu, châu Mỹ.

Cụ thể, Trung Đông tăng 500 USD/teu từ 1.3, châu Âu tăng 700 USD/teu từ 1.3 và 400 USD từ 1.4, châu Mỹ tăng 300 USD từ 15.3 và 400 USD teu từ 1.5.

Không chỉ cước tàu tăng, doanh nghiệp còn phải gánh các phụ phí khác liên quan vận chuyển, khiến giá thành hàng hoá tăng.

Từ 1.3, trung bình mỗi ngày công ty cổ phần thuỷ sản Hùng Vương phải trả thêm 10.400 USD cho phần tăng cước phí vận chuyển 13 container hàng cá tra đông lạnh xuất đi châu Âu, Mỹ, Nam Mỹ. Trung bình mỗi tháng, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra này xuất 400 container.

Ông Dương Ngọc Minh, tổng giám đốc công ty thuỷ sản Hùng Vương (HVG) nói rằng, bản thân ông đã bị sốc khi hay tin mỗi container chịu thêm cước từ 800 – 1.000 USD tuỳ tuyến. Cước tăng khiến mỗi ký cá tra đông lạnh xuất khẩu gánh thêm 1.000 đồng.

Các mặt hàng gạo, điều, càphê, tiêu, dệt may, gỗ, nếu bán theo điều kiện người bán chịu phí vận chuyển, gặp khó khăn khi các hãng tàu nước ngoài đồng loạt tăng giá cước vận chuyển, kể từ ngày 1.3.2012. Cụ thể, hãng tàu OOCL công bố tăng thêm 600 USD/container hàng từ Việt Nam đến các nước Bắc Âu, Địa Trung Hải. Tương tự, hãng tàu Hapag – Lloyd AG cũng tăng phí đối với tuyến đi Nam Mỹ ở mức 600 USD/container. Giá tuyến đi Panama và Caribbean cũng được hãng tàu này lấy thêm 560 USD loại container 20 feet, 800 USD loại 40 feet. Các hãng tàu khác như CMA, Maesk Line, NYK… cũng tăng từ 800 – 1.000 USD/container hàng.

“Hồi đầu năm nay, chúng tôi chỉ phải trả cước vận chuyển một container nhân điều xuất đi châu Âu có 1.700 USD, nhưng nay, hãng tàu tăng thêm 800 USD, lên mức 2.500 USD, chẳng còn lợi nhuận cho công ty nữa”, giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu điều than thở.

Bà Trần Thị Hà, chủ doanh nghiệp tư nhân tại quận 12 vừa phải trả đến 42 triệu đồng cho một container nguyên phụ liệu nhập từ Trung Quốc, tăng gần 10 triệu đồng so với hồi cuối năm 2011. Bà nói: “Cước vận chuyển tăng, các loại phí ở cảng nước ngoài cũng tăng khá nhiều”. Trong 42 triệu đồng, phần cước vận chuyển chỉ chiếm chừng 30%, còn lại là các khoản phí dịch vụ và phụ phí. Tương tự, ông Đoàn Ngọc Thơ, giám đốc công ty thương mại dịch vụ THO cho hay, doanh nghiệp phải trả thêm cước vận chuyển mỗi container hàng đùi, cánh gà nhập khẩu từ Mỹ, Brazil là 500 – 800 USD.

Ông Nguyễn Hữu Toàn, phó tổng giám đốc công ty May Sài Gòn 2 cho biết, sau ngày 10.3, mỗi xe kéo container từ cảng về đến nhà máy đã phải tăng thêm 200.000 – 300.000 đồng. Trong khi đó, theo ông Nhữ Hồng Hanh, phụ trách xuất nhập khẩu công ty may Việt Tiến, ngay cả khi bên mua hàng chịu cước vận chuyển, các doanh nghiệp may vẫn phải è cổ thanh toán các loại phí rất vô lý, như phí container rỗng lên đến 30 – 60 USD/công, bên cạnh đó là phụ phí xăng dầu 20 – 40 USD/công, phụ phí thu lẻ 3 – 5 USD cho từng khối (m 3 ) hàng… Doanh nghiệp vận tải cũng chính thức tăng thêm 1 triệu đồng/cotainer hàng thuỷ sản từ đồng bằng sông Cửu Long vận chuyển qua đường cao tốc Trung Lương – TP.HCM lên cảng xuất đi nước ngoài.

Trong khi đó, doanh nghiệp lại không thể tăng giá hàng xuất.

Hoàng Bảy – Bích Nga – Vũ Hy

Sài Gòn Tiếp thị

Các tin tức khác

>   Quên quản trị rủi ro: Phá sản ngay! (17/03/2012)

>   EVN chưa có đề xuất gì về việc điều chỉnh giá điện (16/03/2012)

>   Điện cũng sắp có quỹ bình ổn giá (16/03/2012)

>   Tránh đánh thuế 2 lần trong buôn bán giữa các nước (16/03/2012)

>   Sharp đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu tại ASEAN (16/03/2012)

>   “Cái chết của S-Fone không đến từ công nghệ!” (16/03/2012)

>   Xuất khẫu gỗ: “Nghẽn”... thị trường (16/03/2012)

>   Đất hiếm: Nước lớn tranh chấp, lối đi nào cho VN? (16/03/2012)

>   SCG (Thái Lan) sản xuất xi măng tại Việt Nam (15/03/2012)

>   Xây dựng cơ chế điều hành Quỹ bình ổn giá điện (15/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật