Thứ Hai, 05/03/2012 20:01

Bức tranh LN nhóm cổ phiếu được khối ngoại giao dịch nhiều trong tháng 2

Từ đầu năm Nhâm Thìn đến hết tháng 2, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng xấp xì 1,784 tỷ đồng. Nhiều cổ phiếu trong nhóm mua ròng của khối ngoại có kết quả kinh doanh khá tốt, song cũng không ít cổ phiếu lại bị bán ròng dù hiệu quả kinh doanh cao.

Khối ngoại mua ròng

Trong top 10 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên hai sàn trong tháng 2 có đến 5 mã ngân hàng: MBB, VCB, CTG, HBB và SHB.

Tại HOSE, MBB, VCBCTG có giá giá trị mua ròng lần lượt là 208.8 tỷ đồng, 193 tỷ đồng, 74 tỷ đồng. Cả ba ngân hàng đều có mức tăng trưởng thu nhập lãi thuần cao, trên 50%, riêng CTG vọt lên, tăng trưởng gần 66% so với năm 2010. Với 8,392 tỷ đồng lãi trước thuế, CTG đã vượt 64% kế hoạch được ĐHĐCĐ giao phó. Lợi nhuận sau thuế đạt 6,243.8 tỷ đồng, tăng 83% so năm trước.

MBB dẫn đầu nhóm cổ phiếu ngân hàng được khối ngoại mua ròng mạnh trên HOSE. Thu nhập lãi thuần năm 2011 của nhà băng này đạt 5,279.7 tỷ đồng, cao hơn năm trước 50%. Lợi nhuận sau thuế đạt 2,142 tỷ đồng, tăng 25%. Tuy nhiên, MBB chỉ hoàn thành 90% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Với Vietcombank (VCB), thu nhập lãi thuần tăng trưởng hơn 59% nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm nhẹ 1.4% khi đạt 4,220.6 tỷ đồng. Ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh 2011 của VCB là khoản mục lợi nhuận khác. Theo đó,  mức lỗ thuần từ hoạt động khác của VCB lên đến 1,297 tỷ đồng, chủ yếu là do chi phí khác âm “khủng”  1,491 tỷ đồng. Kết thúc năm tài chính 2011, VCB cũng đã hoàn thành kế hoạch được ĐHĐCĐ thông qua.

Với HBBSHB của sàn HNX, SHB có mức tăng hơn 52% lợi nhuận sau thuế trong năm 2011, đạt 753.4 tỷ đồng. Ngược lại, HBB lại đối mặt với sự suy giảm đến 45% lợi nhuận sau thuế khi đạt 262 tỷ đồng.

Được biết, cả 3 ngân hàng trên HOSE đều được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 ở mức cao nhất là 17%. Đây đều là những ngân hàng có quy mô lớn và có các lợi thế riêng biệt.

Còn SHB trước đó xuất hiện một số thông tin ngân hàng này được xếp vào nhóm 2, ứng với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15%. Tuy nhiên, trong thông báo chính thức, SHB lại được xếp vào nhóm 1, ứng với chỉ tiêu được giao là 17%.

Trong khi đó, HBB thuộc nhóm 3 với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cho phép là 8%.

KQKD top 10 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng

Đơn vị tính: Triệu đồng

a) HOSE

Nguồn: VietstockFinance

b) HNX:

Nguồn: VietstockFinance

Đối với các công ty cổ phần, tháng 2 MSN được khối ngoại gom ròng nhiều nhất HOSE với gần 195 tỷ đồng. Năm 2011, Tập đoàn đạt gần 1,970 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 14% so năm trước. Đây là một trong những công ty đang dẫn đầu về lượng tiền và tương đương tiền với trên 9,573 tỷ đồng, tăng hơn 6,200 tỷ đồng so với năm trước. Mới đây, Tập đoàn còn thông báo huy động thành công 235 triệu USD nguồn vốn dài hạn, qua đó giúp MSN có khoảng 600 triệu USD tiền mặt để phục vụ cho những mảng kinh doanh cốt lõi và cho nhu cầu mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A).

Trên sàn Hà Nội, KLS được khối ngoại mua ròng mạnh mất trong tháng 2, với giá trị hơn 68 tỷ đồng.  Năm 2011 công ty lãi sau thuế hơn 184 tỷ đồng, trong khi năm trước lỗ gần 173 tỷ đồng. Tính đến hết năm, KLS có gần 1,833 tỷ đồng tiền và tương đương tiền.

Trong nhóm cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất có 3 doanh nghiệp có kết quả kinh doanh 2011 sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ: VIC, ITA, KDH

Khối ngoại bán ròng

Nhìn chung top 10 công ty thuộc nhóm bị khối ngoại bán ròng trên HOSE đều có kết quả kinh doanh năm 2011 sụt giảm, cá biệt SJS phát sinh lỗ hơn 71 tỷ đồng. Một số công ty có lợi nhuận giảm sút nghiệm trong phải kể đến các mã như GMD (bằng 2% năm trước), LAF (tương đương 13% năm trước), CSM (bằng 28% năm trước)….

Duy chỉ có 2 mã cổ phiếu vẫn giữ được đà tăng trưởng đều đặn trong hoạt động kinh doanh, song vẫn nằm trong danh sách bán ròng nhiều nhất của khối ngoại trong tháng 2 là TRC và FPT. Kết thúc năm 2011, TRC ghi nhận 504 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 83% so năm trước, EPS nhảy vọt trên 17,000 đồng.

Còn FPT cũng ghi nhận sự tăng trưởng 34% lợi nhuận ròng trong năm 2011 khi đạt 1,691 tỷ đồng, giúp công ty thực hiện được 96% kế hoạch đã điều chỉnh.

KQKD top 10 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng 

Đơn vị tính: Triệu đồng

a) HOSE

Nguồn: VietstockFinance

b) HNX

Nguồn: Vietstock

Ở động thái trái ngược, PVS bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trong tháng 2 trên sàn Hà Nội với 37.7 tỷ đồng. Kết thúc năm 2011, lợi nhuận ròng công ty mẹ PVS tăng đột biến 66% khi đạt 1,147.6  tỷ đồng. Kết quả này có được là nhờ lợi nhuận khác đóng góp 568 tỷ đồng, trong đó có hơn 480 tỷ đồng nhờ bán kho nổi FSO PTSC Bạch Hổ cho xí nghiệp Việt – Nga (Vietsovpetro) và hoàn nhập dự phòng cho khoản đầu tư vào liên doanh VOFT.

Bị bán ròng hơn 8 tỷ đồng trong tháng là một công ty bất động sản mang mã SCR. Trong bối cảnh thị trường địa ốc gặp nhiều khó khăn, SCR chỉ thực hiện được vỏn vẹn 15.8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, bằng 4% của năm 2010.

Hai CTCK là BVSVND cũng bị bán ròng nhiều và cả hai cùng báo lỗ trong năm. Theo đó, VND lỗ đậm gần 202 tỷ đồng, còn BVS gần 97 tỷ đồng.

Bội Mẫn (Vietstock)

Finfonet

Các tin tức khác

>   DN vận tải biển: Lợi nhuận 2011 đồng loạt giảm và lỗ (05/03/2012)

>   NTB: Công ty mẹ bất ngờ báo lãi ròng quý 4 gấp 3.7 lần cùng kỳ (05/03/2012)

>   Năm 2012, PRC đặt chỉ tiêu lợi nhuận thấp (05/03/2012)

>   PIT đặt kế hoạch 26 tỷ đồng lãi trước thuế (05/03/2012)

>   FMC: Doanh số tiêu thụ tháng 2 đạt 6.3 triệu USD, tăng 50% (05/03/2012)

>   L35, L44, L61: Kết quả kinh doanh 2011 (05/03/2012)

>   AVS: Tỷ lệ tiền mặt đạt 44% vốn điều lệ (05/03/2012)

>   GDT ký nhiều hợp đồng mới (05/03/2012)

>   L18: Lợi nhuận 2011 vượt 62% kế hoạch (05/03/2012)

>   VLF: Kiểm toán tiếp tục ngoại trừ hơn 31 tỷ đồng truy thu thuế (05/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật